Các chuyên gia khuyên người lớn tuổi nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm.
Khi già đi, cơ thể sản sinh ra mức độ hormone tăng trưởng thấp hơn, dẫn đến melatonin - hormone quan trọng với giấc ngủ cũng sản xuất ít hơn. Đây là căn nguyên khiến người già khó ngủ ngon hơn, họ hay bị thức giấc.

Ngoài các liệu pháp y tế như dùng thuốc, trị liệu vật lý thì việc tìm hiểu, thực hành, thay đổi thói quen trước khi ngủ cũng là giải pháp phù hợp với người khó ngủ.
-Ánh sáng: Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn quá trình sản xuất melatonin của cơ thể, hãy sử dụng bóng đèn có công suất thấp ở những nơi an toàn, tắt tivi và máy tính ít nhất một giờ trước khi đi ngủ, không đọc từ thiết bị có đèn nền vào ban đêm.
-Yên tĩnh: Người già mất ngủ thường nhạy cảm hơn với tiếng ồn. Hãy đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, nhiệt độ mát mẻ và giường nệm thoải mái. Ánh sáng và nhiệt cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Sử dụng nút bịt tai hoặc mặt nạ ngủ có thể là cách ngủ ngon cho người cao tuổi.
-Đều đặn: Giữ thói quen đi ngủ đều đặn để có giấc ngủ ngon hơn, nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm tất cả các ngày trong tuần. Điều chỉnh giờ đi ngủ để phù hợp với thời điểm bạn muốn đi ngủ, ngay cả khi đó là sớm hơn trước đây.
-Thiền: Xây dựng các nghi thức nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Tắm, chơi nhạc, giãn cơ bắp, thiền hoặc hít thở sâu có thể giúp người già ngủ ngon hơn.
Người cao tuổi nên hạn chế thuốc hỗ trợ giấc ngủ và thuốc ngủ. Thuốc ngủ không giải quyết được nguyên nhân của chứng mất ngủ và thậm chí có thể làm cho chứng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn về lâu dài. Cần sự tham vấn của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.