Trong quán trái cây dầm nằm trên đường Chí Minh, thành phố Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc), cô chủ quán Hồ Hi Thi đang bận rộn, cô là người sáng lập thương hiệu Trái cây dầm Hồ Hi Thi theo kiểu Việt. Người phụ nữ hăng hái và có năng lực này vốn là một bác sĩ. Năm 2004, cô đang theo học tại một trường cao đẳng y tế ở Liễu Châu, Quảng Tây, khi đến Bệnh viện Nhân dân Bằng Tường để thực tập, cô đã gặp chồng cô và ở lại Bằng Tường sau khi ra trường. Người phụ nữ có quỹ đạo cuộc đời thay đổi vì tình yêu này đã nếm thử và lần đầu được biết đến trái cây dầm trong một chuyến đi đến Việt Nam. Sau khi lang thang khắp nơi, Hồ Hi Thi nhận ra rằng cô không thích làm bác sĩ. Thấy có nhiều trái cây được nhập khẩu qua Cửa khẩu Hữu Nghị từ Việt Nam và các nước ASEAN khác, năm 2008, cô bắt đầu thuê một sạp để bán trái cây dầm kiểu Việt Nam ở phố chợ đêm thành phố Bằng Tường.

"Dựa trên cơ sở giữ nguyên phương thức sản xuất cơ bản của trái cây Việt Nam, tôi đã cải tiến và bổ sung thêm các nguyên liệu như ngô nếp để phù hợp hơn với khẩu vị người Trung Quốc. Sau khi trải qua giai đoạn đầu khởi nghiệp, sạp của tôi đã được bán chạy dần, lúc bán chạy nhất tôi có thể bán được hai tấn trái cây trong một đêm." Hồ Hi Thi cho biết.

Sau khi sạp cô trở nên nổi tiếng, Hồ Hi Thi đã đăng ký nhãn hiệu theo gợi ý của một người bạn và mở thêm cửa hàng đại lý. Hiện nay, có hơn 30 cửa hàng nhượng quyền trái cây dầm Hồ Hi Thi theo kiểu Việt, trên khắp Quảng Đông, Phúc Kiến, Cát Lâm, Hà Nam và những nơi khác.

"Đừng coi thường bát trái cây dầm nhỏ này. Phần lớn nguyên liệu của nó đều đến từ Việt Nam. Cách chế biến cũng theo kiểu Việt Nam. Tôi đã đổi mới để thích ứng cho người mua. Bát trái cây dầm nhỏ này là kết quả của sự trao đổi và hòa hợp văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam." Hồ Hi Thi nói.

Tại thành phố Bằng Tường, một thành phố biên giới ở Quảng Tây, trái cây dầm Hồ Hi Thi theo kiểu Việt chỉ là một trong những “biến hình” của trái cây Việt sau khi nhập cảnh Trung Quốc. Là một thành phố nằm ở phía Nam Trung Quốc, tại Bằng Tường đâu đâu cũng có thể thấy yếu tố văn hóa của trái cây. Trên đường phố Bằng Tường, trên các cột đèn đều có in hình các loại trái cây như măng cụt, sầu riêng. Tại Khu hợp tác kinh tế biên giới Bằng Tường, các con đường đều được đặt tên theo các loại trái cây nhiệt đới.

"Là cửa khẩu thương mại trái cây trên đường bộ lớn nhất Trung Quốc, có thể nói là mùi thơm trái cây đã tràn đầy trong bầu không khí thành phố Bằng Tường. Mỗi ngày ở Bằng Tường là một ngày được đánh thức bởi mùi thơm của trái cây. Số lượng trái cây nhập khẩu qua cửa khẩu Bằng Tường Quảng Tây chiếm hơn 1 nửa tổng số lượng trái cây nhập khẩu trong nước." Vũ Ngọc Minh, tổng giám đốc của Công ty TNHH Công nghệ Nông nghiệp Tuấn Nhất Quảng Tây cho biết.

Công ty TNHH Công nghệ Nông nghiệp Tuấn Nhất Quảng Tây là một doanh nghiệp chế biến thực phẩm chủ yếu sản xuất mứt trái cây, nước trái cây cô đặc, miếng trái cây tươi đông lạnh, trái cây và củ cải đông đông lạnh. Năm 2020, trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh phát triển thương mại bên giới và chế biến tại địa phương, nhà đầu tư của công ty đã quyết định thành lập nhà máy chế biến trái cây tại Bằng Tường.

"Chúng tôi rất hân hạnh được trở thành doanh nghiệp chế biến quy mô lớn đầu tiên ở Quảng Tây tham gia vào thương mại bên giới và chế biến tại dịa phương. Thông qua thương mại biên giới và chế biến tại địa phương, chúng tôi có thể tận dụng nguồn trái cây chất lượng cao từ Việt Nam. Trái cây ở Việt Nam có sự khác biệt thời gian chín từ các loại trái cây cùng loại trong nước. Tận dụng lợi thế này, các doanh nghiệp chế biến có thể kéo dài thời kỳ sản xuất của trái cây tươi cùng loại. Sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ được nâng cao bởi có nguồn cung ứng dài hạn, chất lượng cao và giá rẻ cùng với nguồn lao động chất lượng cao từ nước ngoài", ông Vũ Ngọc Minh tổng giám đốc của Công ty TNHH Công nghệ Nông nghiệp Tuấn Nhất cho biết.

Tại thành phố Bằng Tường, Công ty Tuấn Nhất không phải là công ty duy nhất cho trái cây ASEAN “biến hình” và chế biến thành nhiều loại mứt trái cây để nâng cấp sản phẩm, một công ty cổ phẩm của Trung Quốc - Công ty TNHH Thực phẩm Yankershop Food cũng xây dựng nhà máy tại Bằng Tường và chính thức đưa vào sản xuất năm 2018.

"Bằng Tường là trung tâm phân phối trái cây lớn nhất ASEAN. Tận dụng lợi thế này, Bằng Tường đã xây dựng một thị trấn trái cây ở thị trấn Hạ Thạch ở phía Bắc Bằng Tường. Trong tương lai, chúng tôi sẽ xây dựng thị trấn trái cây thành một khu công nghiệp sản xuất toàn diện hiện đại, thị trấn đầu tiên chế biến trái cây ASEAN, trung tâm đồ ăn vặt ngon ASEAN." Phó Giám đốc Văn phòng Ủy ban Quản lý Khu Hợp tác Kinh tế Biên giới Bằng Tường Tô Lâm Viên nói rằng khi được phòng vấn.

Sau khi trái cây Việt Nam được nhập vào Bằng Tường, chỉ có phần đã được "biến hình", còn phần lớn còn lại sẽ "đi" đến khắp mọi nơi Trung Quốc cùng với dịch vụ logistic. Ông Phó Đặc Cường, một người đã kinh doanh trái cây ở Bằng Tường hơn 30 năm, cho biết: khi trái cây Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc từ cửa khẩu Bằng Tường, ban đầu chúng được vận chuyển bằng vác trên vai, nhưng bây giờ chúng đã được vận chuyển trong các toa đông lạnh.

"Với điều kiện logistic hiện tại, sau khi sầu riêng vào Trung Quốc, độ tươi ăn ở Bằng Tường không khác lắm so với sau khi chúng được vận chuyển đến TP. Cáp Nhĩ Tân." ông Phó Đặc Cường nói.

Vì có điều kiện logistic như vậy, sau khi nhập cảnh vào Bằng Tường , trái cây Việt và các nước ASEAN sẽ được vận chuyển đến mọi miền Trung Quốc bằng toa đông lạnh, sau đó "biến hình" thành món ăn ngon trên bàn ăn của người dân Trung Quốc.