Tận dụng nguồn phụ phẩm và phế phẩm nông nghiệp bỏ đi như rơm rạ, bã mía, xơ dừa… PGS.TS Lê Thị Kim Phụng, Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM và các cộng sự đã tạo ra aerogel siêu nhẹ - loại vật liệu có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Phóng viên: Thưa PGS.TS Lê Thị Kim Phụng! Xin bà cho biết về sản phẩm aerogel siêu nhẹ do bà và các cộng sự của mình nghiên cứu thành công?

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng: Dự án về sản phẩm aerogel do nhóm nghiên cứu chúng tôi đang làm được tạo ra từ loại nguyên liệu có nguồn ổn định, đó là phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp được trồng ổn định như từ phần bỏ đi của quả dứa ở vùng trồng dứa, sơ dừa, rơm… Đây là nguồn chính để làm aerogel. Gọi là aerogel vì mình phải xử lý nó và phải qua một bước sơn gel để tạo thành khối. Các bước làm gần giống việc làm thạch. Các bước tạo ra aerogel thì xấy là công đoạn quan trọng để tạo ra các lỗ rỗng bên trong vì aerogel trên 90% là không khí. Đây là lý do khiến aerogel trở thành vật liệu nhẹ nhất thế giới.

Thành công với sản phẩm này nằm ở chỗ là aerogel được tạo ra từ các phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp vốn bị bỏ đi, có tính năng cao. Nó khác với các nơi khác, sản phẩm khác họ làm ra aerogel từ chất cellulose tinh khiết hay từ nhựa. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu chúng tôi hoàn thiện và tối ưu được quy trình sản xuất để giá thành thấp.

Phóng viên: Tác dụng cả loại vậy liệu mới được tạo ra từ các phụ phẩm nông nghiệp này là gì, thưa bà?

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng: Hiện tại, aerogel được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, như xử lý môi trường, tức là dùng aerogel để hấp thụ kim loại, hấp thụ thuốc nhuộm, hấp thụ dầu trong việc xử lý các sự cố tràn dầu trên biển. Khi đưa aerogel vào chỗ dầu, nó sẽ hấp thụ dầu mà không hấp thụ nước. Nhóm nghiên cứu cũng sẽ chưa dừng lại ở đây mà sẽ đi tiếp, như ứng dụng trong bảo quản thực phẩm, dẫn truyền thuốc… khi đó giá trị ứng dụng của nó sẽ cao hơn.

Phóng viên: Nguyên liệu đầu vào là phụ phẩm nông nghiệp. Vậy tỷ lệ giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra là như thế nào, thưa bà?

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng: Quá trình sản xuất ở đây gần như không có chuyển hóa hóa học cho nên bao nhiêu kg nguyên liệu thì cho ra bấy nhiêu sản phẩm. Tuy nhiên, vì đặc tính của aerogel chứa 90% là không khí cho nên nguyên liệu đầu vào thì ít nhưng mình thu được khối vật liệu lớn. Ví dụ mình có 1kg nguyên liệu thì thu được khoảng 100 tấm vật liệu có diện tích 1 mét vuông.

Phóng viên: Xin cảm ơn bà!

Nghe cuộc phỏng vấn dưới đây