Người có tầm ảnh hưởng người nổi tiếng đăng tải ý kiến cảm nhận về sản phẩm phải là người đã trực tiếp sử dụng, là đề xuất được đưa ra trong dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Trong Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng người có tầm ảnh hưởng người nổi tiếng (gọi tắt là KOL) tại Việt Nam.

Những động thái này cho thấy mức độ quan tâm của cơ quan chức năng trong việc phát huy tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng và cũng đặt ra những vòng giám sát chặt chẽ hơn.

Vì sao cần thiết phải đặt ra vấn đề quản lý và sử dụng KOL và luật hóa một số hành vi. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng quy định đối với KOL, còn tại Việt Nam, việc thực thi có thể gặp những khó khăn gì?

Phóng viên VOV2 đã có cuộc phỏng vấn với nhà báo Ngô Bá Lục để làm rõ những nội dung này.

Phóng viên: Trong đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông, đặt ra vấn đề là sẽ có một cơ chế để kết nối giữa các KOL với các cơ quan quản lý nhà nước để chúng ta có thể phát huy, lan tỏa giá trị tích cực mà KOL mang lại. Theo anh, điều này có khả thi?

Nhà báo Ngô Bá Lục: Chúng ta nên làm và là một điều cần phải làm. Có thể ngay thời điểm ban đầu khi phát hành ban hành, hiệu quả không hẳn đã là tối ưu. Tuy nhiên, nếu như chúng ta không làm thì sẽ không bao giờ làm được cả. Chúng ta sẽ phải làm dần dần tính khả thi sẽ tăng lên.

Bởi vì chúng ta có thể thấy trong thời gian vừa qua những sự ảnh hưởng KOL là lớn. từ người già đến trẻ em, đến như là mẹ tôi 94 tuổi thì cũng dùng mạng xã hội rồi, hay những đứa con tôi năm nay tiểu học thì cũng dùng mạng xã hội, vì thế, mức độ ảnh hương của KOL ngày càng lớn.

Nếu chúng ta không có một cái quy định trực tiếp quản lý những người này thì thực sự là rất nguy hiểm và cũng vừa lãng phí nữa.

Phóng viên: Anh nhìn nhận như thế nào về những hiện tượng bát nháo khi tràn lan các quảng cáo của KOL nhưng rất nhiều trong số đó là sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là hàng giả, vi phạm?

Nhà báo Ngô Bá Lục: Đây là một hiện trạng mà bản thân khi mà tôi được chứng kiến thì thực sự cũng rất bức xúc.

Nếu như là một người bình thường quảng cáo thì người ta có thể không tin nhưng bây giờ ví dụ như ông Lục là một người mà rất nhiều người hâm mộ và tin tưởng giống như kiểu ông Lục nói cái gì người ta cũng sẽ nghe, ông Lục đã nói thì chắc chắn là đúng. Đó chính là yếu tố mà các nhãn hàng họ lợi dụng những người nổi tiếng và trả một khoản phí rất cao .

Những người nghệ sĩ nhiều khi họ cũng không biết thuốc xương khớp là có thật hay không nhưng khi thấy đó tập đoàn lớn, doanh thu cao, đóng thuế nhiều. Hoặc đưa ra cho mình những công văn, những chứng nhận của Bộ Y tế nọ kia mà những cái đấy bây giờ nói thật là làm giả rất dễ dàng. Chính vì điều đó mà đã gây bức xúc cho dư luận

Cần phải là người có tầm thì rất nhiều nhưng phải có tâm đừng bị lừa. Anh phải rất là chắc chắn và rất khó tính trong cái chuyện nhận đơn. Anh phải chứng minh cho tôi cái này, cái kia.

Có người đã từng đặt vấn đề với tôi là quảng cáo thuốc xịt mũi. Tôi nói là đồng ý nhưng phải tôi xịt trước. Minh dùng một tuần rồi tôi bảo là cho anh gửi tiền em 150.000 lọ này, coi như là anh mua.

Nếu mọi người theo dõi facebook của tôi, tôi chưa bao giờ mình nhận lời những quảng có thực phẩm chức năng nọ kia. Bởi vì thực sự là tôi không có khả năng để thẩm định cái đó.

Cho nên tôi nghĩ rằng là có tầm thì rất nhiều, tức là tầm ảnh hưởng rất lớn nhưng phải có cái tâm để biết từ chối những khoản tiền rất lớn, hàng trăm triệu cho những cái điều mà người ta cảm thấy rằng không chắc chắn.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc quản lý và sử dụng KOL như sau:

- Bộ Công an chủ trì rà soát, xây dựng danh sách, xác thực danh tính, thông tin các KOL

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo; phối hợp với Bộ TT&TT tiến hành quy trình hạn chế khi KOL không tuân thủ pháp luật và chuẩn mực đạo đức.

- Bộ TT&TT xem xét cơ chế khen thưởng, trao giải tôn vinh đóng góp của các KOL

- Bộ Công thương quản lý hoạt động thương mại, tư vấn, bán hàng hóa, dịch vụ của các KOL

- Bộ Tài chính tăng cường quản lý thu nhập và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các KOL nhằm ngăn chặn hành vi trốn thuế.

- Bộ Y tế xử lý vi phạm của KOL trong hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc, cơ sở khám chữa bệnh, sản phẩm y tế, thẩm mỹ…

Phóng viên: Theo anh quy định KOL phải chịu trách nhiệm khi sản phẩm mình quảng có xảy ra sự cố hoặc phải có các giấy tờ chứng minh sản phẩm như trong Dự thảo Luật Quảng cáo liệu có khả thi?

Nhà báo Ngô Bá Lục: Luật này nó đã trúng và có thể khả thi. Như là bản thân khi chưa có Luật thì tôi đã thực hiện như thế rồi. Khi tôi nói chuyện với nhiều nghệ sĩ bản thân họ rất ngây thơ. Thế nên đưa ra những quy định cụ thể như thế này là một cách để mà tăng trách nhiệm của KOL

Phóng viên: Trong đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông, có một cơ chế khá toàn diện từ cơ quan nhà nước, tất cả các bộ, ngành đều tham gia vào việc quản lý, sử dụng KOL. Dưới góc độ của đối tượng điều chỉnh những quy định này là các KOL, anh có nghĩ “cái vòng kim cô” siết quá chặt?

Nhà báo Ngô Bá Lục: Tôi cũng là một KOL, cá nhân tôi không thấy gì là chặt cả. Ví dụ như quy định về làm từ thiện cá nhân, anh phải đăng ký số tài khoản mới và tài khoản đấy là chỉ làm từ thiện thôi và phải công khai. Vì thế, tôi thấy rất là mừng Bộ Văn hóa Bộ Thông tin và tất cả các bộ, ngành rồi Bộ Tài chính quản lý về thuế thu nhập cái đấy là rất tốt.

Có điều là thực hiện thế nào và cái hậu kiểm nó ra làm sao đấy mới là điều quan trọng.

Phóng viên: Xin cảm ơn anh!

Xin mời nghe cuộc phỏng vấn tại đây: