Theo ông Nguyễn Hoài Linh – Phó chủ nhiệm Khoa CNTT, Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội, với những kiến thức của ngành Ứng dụng phần mềm, các em sinh viên có thể làm được ở nhiều vị trí:

- Làm về thiết kế web, lập trình web, quản trị web.

- Quản trị mạng cho các công ty doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Phát triển các ứng dụng phần mềm, làm kỹ thuật viên về máy tính, xây dựng các phần mềm ứng dụng.

- Làm chủ được công nghệ tin học văn phòng.

Với các em học sinh cấp III, nếu thích các môn tư duy logic như Toán thường có thiên hướng phù hợp với ngành Ứng dụng phần mềm. Ngoài ra, nếu học tốt tiếng Anh, đây là một lợi thế rât lớn, thầy Nguyễn Hoài Linh nhấn mạnh.

Hiện nay nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành Ứng dụng phần mềm vì đây là một ngành "hot". Tuy nhiên, thầy Nguyễn Hoài Linh khuyên: “Chọn ngành nghề quan trọng nhất là phải có định hướng nghề nghiệp cho bản thân mình. Các bạn phải thấy mình có sở thích, mình không thể thấy tên gọi hoặc thấy bạn bè, anh chị em giới thiệu là mình đăng ký. Bản thân mình phải tìm hiểu, mình phải xem là điểm mạnh điểm yếu cá nhân của mình phù hợp hay không”.

"Điểm khó khăn của Ứng dụng phần mềm là mình lúc nào cũng phải update công nghệ mới bởi vì công nghệ mới sẽ khác hoàn toàn so với công nghệ cũ và để thực hiện được nó mình phải học hỏi rất là nhiều. Vào ngành này chúng ta phải tư duy rất là nhiều"

Lương Minh Tuấn, Công ty Investidea.

"Mới bắt đầu vào ngành này gặp rất nhiều khó khăn, một ngành đòi hỏi mình phải có khả năng tư duy logic thì mình mới học được. Cái nữa là mình phải chăm chỉ. Sau 1 khoảng thời gian đi làm mình thấy giờ dễ dàng hơn."

Dương Đình Phúc, Công ty CMC Global

"Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đang tăng khá là nhiều. Mức lương khoảng 40 triệu là chuyện bình thường với một bạn năng lực đủ tốt để có thể dắt dắt định hướng 1 sản phẩm hoặc hỗ trợ được rất nhiều team trong công ty để có thể làm được nhiều việc thì mức lượng 40 triệu trở lên là chuyện bình thường."

Ông Nguyễn Minh Tâm, PGĐ Công ty Nal Việt Nam