Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác khen thưởng. Người cho rằng: Khen thưởng chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Khen thưởng xác nhận sự công nhận của xã hội với những cống hiến của các cá nhân, tập thể cho sự nghiệp cách mạng, cũng như cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Kịp thời tổng kết khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, nhân rộng các điển hình tiên tiến sẽ là động lực và tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội.

Ngày 15/06/2022, Quốc hội khóa XV đã ban hành Luật Thi đua khen thưởng 2022 thay thế cho Luật Thi đua khen thưởng 2003 (đã được sửa đổi bổ sung các năm 2005 và 2013).

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng phòng III - Ban thi đua khen thưởng Trung ương cho biết: Luật Thi đua khen thưởng 2022 có 8 điểm mới, cụ thể là:

1. Đưa phong trào thi đua thực sự thiết thực, hướng về cơ sở, hạn chế tính hình thức trong thi đua;

2. Thể hiện rõ nguyên tắc thành tích đến đâu, khen đến đó;

3. Chú trọng khen thưởng tập thể ở cơ sở, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang;

4. Giải quyết căn bản vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân

5. Mở rộng đối tượng khen thưởng người nước ngoài có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam

6. Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng

7. Bổ sung hình thức khen thưởng kháng chiến “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”

8. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

Theo Luật Thi đua, khen thưởng hiện nay của nước ta có các hình thức khen thưởng sau:

1. Huân chương

2. Huy chương

3. Danh hiệu vinh dự Nhà nước

4. Gải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước

5. Kỷ niệm chương

6. Bằng khen

7. Giấy khen

· Trong đó, Huân chương bao gồm:

- Huân chương Sao vàng

- Huân chương Hồ Chí Minh.

- Huân chương Độc lập các hạng

- Huân chương Quân công các hạng

- Huân chương Lao động các hạng

- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc các hạng

- Huân chương Chiến công các hạng

- Huân chương Đại đoàn kết dân tộc.

- Huân chương Dũng cảm

- Huân chương Hữu nghị

Danh hiệu thi đua bao gồm

- Danh hiệu thi đua đối với cá nhân: Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến; Chiến sĩ thi đua cơ sở; Chiến sĩ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh; Chiến sĩ thi đua toàn quốc;

- Danh hiệu thi đua đối với tập thể: Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh; Tập thể Lao động xuất sắc; Đơn vị quyết thắng; Tập thể lao động tiên tiến; Đơn vị tiên tiến; Xã, phường, thị trấn tiêu biểu; Thôn, tổ dân phố văn hóa; Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.

Luật Thi đua, khen thưởng hiện nay quy định, căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua gồm:

- Phong trào thi đua

- Đăng ký tham gia thi đua

- Thành tích thi đua

- Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua

Luật TĐKT hiện nay chỉ quy định tỷ lệ % trong xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ (20% trong tổng số tập thể đạt tiêu chuẩn Cờ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh) và xét tặng Chiến sĩ thi đua cơ sở (15% trong tổng số cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị).

Luật TĐKT 2022 chỉ quy định tỷ lệ % trong xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ và bãi bỏ quy định tỷ lệ 15% đối với chiến sĩ thi đua cơ sở để đảm bảo nguyên tắc thi đua, khen thưởng “thành tích đến đâu, khen thưởng đến đấy”.

Mời các bạn nghe ông Nguyễn Anh Tuấn tư vấn từng trường hợp cụ thể: