Ông Đoàn Văn Ích ở xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội cho biết, ông đã chuyển 500 triệu đồng để nhận chuyển nhượng một mảnh đất. Hợp đồng mua bán được công chứng, ông cũng đã hoàn thành thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận, thế nhưng hiện nay, người bán lại kiện ông ra tòa đòi lại đất với lý do khi chuyển nhượng, do thần kinh có vấn đề nên không nhận đồng nào từ người mua.

Về trường hợp này của ông Ích, luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Cty Luật TGS, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng: Theo quy định tại Điều 502 và Điều 503 Bộ luật dân sự năm 2015, Khoản 3 Điều 167 và Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013, nếu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được các bên tự nguyện giao kết, được lập thành văn bản, được công chứng hợp pháp, và đã hoàn thành thủ tục đăng ký biến động (sang tên) quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, thì ông Ích đã được xác định là chủ sử dụng hợp pháp đối với quyền sử dụng đất được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Việc các bên mua bán thỏa thuận và ghi trong hợp đồng là giá chuyển nhượng do các bên thỏa thuận (không ghi rõ là bao nhiêu tiền) là không trái quy định của pháp luật và không phải là căn cứ để Tòa án có thể tuyên Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hệu hay hủy bỏ hợp đồng này.

Tuy nhiên, luật sư Hùng cũng lưu ý, để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, phòng tránh các tranh chấp, rủi ro pháp lý có thể xảy ra, thì khi lập và thực hiện hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, các thính giả cần phải thể hiện đầy đủ và chi tiết các nội dung, đặc biệt là các thông tin về quyền sử dụng đất là đối tượng chuyển nhượng, giá cả, phương thức thanh toán, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời cần thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng hoặc chứng thực hợp đồng và đăng ký biến động (sang tên) quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

Mời quý vị nghe toàn bộ nội dung tư vấn của luật sư Nguyễn Đức Hùng tại đây: