Sau khi làm đẹp tại cơ sở này, một tuần sau đó bệnh nhân xuất hiện những khối áp xe lớn tại vùng cổ, hai bên má. Bệnh nhân phải phẫu thuật 3 lần tại các bệnh viện khác nhau nhưng vẫn không khỏi.

Những ổ áp xe do tiêm chất tan mỡ, tiêm filler rải rác khắp vùng cổ và hai bên má gây khó khăn trong quá trình điều trị và nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Nếu các bác sĩ phẫu thuật không cẩn thận có thể đụng vào mạch cảnh nguy hiểm tính mạng.

Bên cạnh đó, hai bên má của bệnh nhân còn xuất hiện nhiều áp xe nhỏ li ti gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật và có thể để lại sẹo. Sau mổ, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh 7 - 10 ngày, rửa ổ áp xe mỗi ngày.

"Trong tuần này bệnh viện đã tiếp nhận 4 ca tiêm filler, chất tan mỡ trên trán, gò má, cổ, má… tạo ra những khối áp xe lớn. Những người này đều tiêm ở những cơ sở không có uy tín, người tiêm không phải là bác sĩ và tiêm chất không được phép tiêm", bác sĩ Tú Dung nói.

Theo lời kể của bệnh nhân, cách đây 4 tháng bệnh nhân thấy một quảng cáo tan mỡ nọng cổ trên mạng xã hội của một cơ sở tại Tây Ninh, bệnh nhân đã đăng ký tiêm. Sau khi tiêm được một tuần, thấy vùng cổ hơi sưng, đóng cục lại, chị liền liên hệ với người tiêm, tuy nhiên được giải thích là chưa tan.

Sau khi đợi thêm 1 tuần khối áp xe tấn công hết vùng cổ lan ra nhiều nơi, càng ngày càng xưng to, đỏ, sốt. Chị liền đến 3 bệnh viện khác nhau để phẫu thuật nhưng vẫn không lành, mặc dù chi 4 triệu đồng khi tiêm tan mỡ nhưng suốt thời gian qua, chị luôn bị khủng hoảng về tinh thần.