Theo cơ quan y tế Liên Hợp Quốc, khoảng 30 quốc gia đã báo cáo dịch tả tái bùng phát trong năm nay, cao hơn khoảng 30% so với mức trung bình hàng năm.

Tuy nhiên hiện chúng ta không còn vaccine nữa. Nhiều quốc gia đang yêu cầu viện trợ nhưng điều đó cực kỳ khó khăn. "Tất cả vaccine hiện có đều đã được phân phối đến các nước", tiến sĩ Philippe Barboza, trưởng nhóm Dịch tả và Bệnh tiêu chảy của WHO, cho biết.

Kho dự trữ vaccine khẩn cấp thuộc quyền quản lý của Nhóm điều phối Tiêm chủng Quốc tế do WHO và các đối tác quản lý. Thông thường, kho có khoảng 36 triệu liều vaccine mỗi năm. Tình trạng thiếu vaccine khiến WHO tạm ngừng chiến lược tiêm chủng hai liều ngừa tả tiêu chuẩn và tháng 10.

Tả là bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra, lây lan khi ăn phải các loại thức ăn và nước uống nhiễm bẩn. Dịch tả đến nay vẫn là mối đe dọa về sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Các nhà nghiên cứu ước tính hàng năm có 1,3-4 triệu trường hợp mắc bệnh tả, từ 210.000 đến 143.000 ca tử vong trên toàn thế giới.

Các nước bùng phát dịch tả thường có thu nhập thấp, bị ảnh hưởng bởi nghèo đói và xung đột như Haiti và Yemen. Tuy nhiên, gần đây, dịch tả cũng đã được báo cáo ở Lebanon, quốc gia có thu nhập trung bình.

Hiện WHO đã phê duyệt ba loại vaccine phòng tả đường uống là Dukoral, Shanchol và Euvichol. Cả ba loại vaccine đều có liệu trình hai liều. Với nhiệm vụ cung cấp hướng dẫn về tiêm chủng cho các quốc gia thành viên, WHO ban hành một loạt tài liệu, được cập nhật thường xuyên về vaccine nhằm ngăn ngừa các loại bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Các hướng dẫn này được chuyên gia trong và ngoài WHO xét duyệt.

WHO cho biết có thể loại trừ bệnh tả bằng cách tăng cường khả năng tiếp cận nước sạch, các công trình vệ sinh, cung cấp thực phẩm an toàn, đảm bảo cho người dân.