Cụ thể, ngày 13/5 cả 3 người bao gồm 2 anh em ruột (18 tuổi và 26 tuổi) có ăn bánh mì kẹp chả lụa của người bán dạo, người còn lại là nam 45 tuổi có ăn một loại mắm để lâu ngày.

Sau khi ăn xong, đến ngày 14/5 cả 3 bệnh nhân đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, tiêu chảy… Sau đó tiến triển nặng hơn dẫn đến yếu cơ, khó nuốt, nhìn đôi...

Hiện Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đang điều trị cho 2 anh em ruột, còn bệnh nhân bệnh nhân 45 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Qua hội chẩn, các bệnh viện thống nhất chẩn đoán nghi ngờ bệnh nhân nhiễm độc botulinum

Đáng chú ý, hiện nay TP.HCM và cả nước đã cạn thuốc giải độc tố botulinum. Hai lọ giải độc BAT cuối cùng đã dùng cho 3 bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vào ngày 16/5. Trong khi đó nếu được sử dụng thuốc BAT sớm, bệnh nhân ngộ độc botulinum có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt trong 48 đến 72 giờ, không phải thở máy.

Trong trường hợp không có thuốc giải, bác sĩ chỉ có thể điều trị hỗ trợ bằng nuôi dưỡng và thở máy. Kinh nghiệm cho thấy, thời gian điều trị của bệnh nhân ngộ độc botulinum không có thuốc giải sẽ kéo dài nhiều tháng trời, nhiều biến chứng xảy ra như nhiễm trùng, suy dinh dưỡng do thở máy kéo dài, liệt…