Năm 2020, cả thế giới “vùng vẫy” trong đường hầm không lối thoát. Vắc xin Covid – 19 là hy vọng duy nhất mở ra hướng đi.

Ngay từ những ngày đầu, song song với dập dịch thì đội ngũ các nhà khoa học toàn thế giới đã bắt đầu một cuộc đua “khốc liệt” để tìm ra vắc xin phòng Covid 19.

Tại Việt Nam, có 4 nhà sản xuất vắc xin cũng tuyên bố tham gia hành trình này, gồm Công ty TNHH MTV vắc-xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Nha Trang (IVAC), Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) và Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen (Nanogen).

Dẫu có cái nhìn lạc quan nhất cũng không ai nghĩ rằng, chỉ một năm sau, đã có 2/4 đơn vị kể trên có vắc xin đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người. Vì sao?

Thông thường, quá trình nghiên cứu vắc xin khoảng từ 5 đến 10 năm kể từ khi biết tác nhân gây bệnh cho đến khi có vắc-xin thương mại. Ngoài ra, các giai đoạn thử nghiệm khác nhau cũng là những thách thức.

-Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen (Nanogen) là đơn vị đầu tiên trong nước đã khởi động dự án thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng Covid 19, có tên là Nanocovax.

Ở giai đoạn ban đầu, dự án này không gây nhiều dấu ấn, nhưng theo TS Đỗ Minh Sĩ: khi đó, Nanogen chọn cách “ẩn mình”.

Nanocovax là một vắc xin nội địa tiềm năng, đang giai đoạn thử nghiệm cuối cùng để được chấp thuận.

Vắc xin Nanocovax là gì?

Nanocovax hiệu quả bao nhiêu?

Đây là câu hỏi quan trọng nhất vì tuy có nhiều vắc xin Covid-19 nhưng hiệu quả là một thước đo quan trọng để có thể khống chế đại dịch.

Để đảm bảo tính khách quan, đối tượng tham gia thử nghiệm vắc xin phòng Covid 19 gồm nhiều độ tuổi, điểm chung duy nhất ở họ là mong muốn góp phần vào phòng chống dịch bệnh trong khả năng của mình.

Các đơn vị còn lại đang tăng tốc

Covivac – vắc xin của Viện Vắcxin và sinh phẩm y tế (IVAC) sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi với quy trình sản xuất tương tự vaccine cúm A/H5N1. Dự án này được hợp tác với ĐH Icahn, Mỹ và 2 nhà sản xuất vắc xin cùng công nghệ ở Thái Lan và Braxin

Đầu tháng 3 năm nay, vắc xin Covivac của IVAC cũng tiêm thử nghiệm cho 120 người trong giai đoạn 1, đồng thời lấy 720 mẫu máu gửi sang Canada để đánh giá tính sinh miễn dịch. Dự kiến, cuối tháng 6, có kết quả ban đầu để đánh giá sơ bộ giai đoạn 1, đủ điều kiện chuyển sang giai đoạn 2 với quy mô và cỡ mẫu lớn hơn.

Hai nhà sản xuất còn lại cũng đang tăng tốc là Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắcxin và sinh phẩm y tế (Polyvac) và Công ty Vabiotech. Trong đó, Công ty Vabiotech cũng đang thử nghiệm khả năng ngừa chủng virus biến thể Nam Phi, chủng virus đang có biến thể theo hướng hạn chế tác dụng của vắc xin.

Vắc xin “nội địa” là cách hữu hiệu để kiểm soát đại dịch.

Theo kế hoạch của Bộ Y tế và các kết quả đàm phán, cam kết cho đến nay, riêng COVAX Facility sẽ cung cấp cho Việt Nam 38,9 triệu liều vắc xin, đủ tiêm cho 20% dân số. Bộ Y tế cũng đang đặt mua thêm 10 triệu liều nữa từ COVAX theo cơ chế chia sẻ chi phí. Bên cạnh đó, Bộ Y tế mua của AstraZeneca 30 triệu liều thông qua Công ty VNVC, mua của Pfizer 30 triệu liều nữa.

Như vậy, cho đến nay Việt Nam chắc chắn có 110 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19. Ngoài ra còn có các nguồn hỗ trợ, tài trợ bằng vắc xin khác nên Việt Nam có thể đủ 150 triệu liều mà Chính phủ giao để tiêm cho người dân. Tuy nhiên, vắc xin về vào thời điểm nào, số lượng bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Đại diện Bộ Y tế cũng chia sẻ các nhà cung cấp vắc xin đều đã có thư cam kết số lượng vắc xin cung ứng sắp tới, nhưng đều thông báo thêm số lượng và thời gian cung ứng có thể còn phụ thuộc vào tình hình dịch và khả năng của nhà cung cấp.

Việt Nam có nhu cầu 150 triệu liều vắc xin trong năm 2021, nếu so sánh với các cam kết cho đến nay, khả năng phải đến năm 2022 mới có đủ vắc xin.

"Phải đến khi có vắc xin nội được cấp phép thì mới đảm bảo được khả năng cung ứng cho người Việt" – đại diện Bộ Y tế cho biết.

Chúng ta cùng chờ đợi sự ra đời vắc xin COVID-19 “Made in Viet nam” bởi ngoài sự cấp thiết quan trọng trong thời điểm hiện tại, vắc xin COVID-19 của chúng ta còn có mục tiêu lớn hơn, đó là gia tăng tính chủ động về vắc xin ở trong nước, nhất là khi đại dịch vẫn có thể còn tiếp diễn trong tương lai.