Cả nước có 24 địa phương cho học sinh học trực tuyến

[VOV2] - Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến ngày 19/09, cả nước có 24 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh học trực tuyến và học qua truyền hình.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố đang phải kết hợp nhiều hình thức dạy học khác nhau với mục tiêu "tạm dừng đến trường nhưng không dừng học".

Cụ thể, tính đến ngày 19/9 có 24 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình, gồm có: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắc Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Có 14 tỉnh, thành phố kết hợp học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, gồm có: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị Sơn La, Thừa Thiên - Huế.

25 tỉnh, thành phố đang tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh, gồm có: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hài Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Trước đó, để ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ GD-ĐT đã ban hành các công văn hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch CCOVID-19.

Cụ thể, đối với bậc tiểu học, ở lớp 1, lớp 2, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt.

Cơ sở giáo dục ưu tiên tổ chức dạy học các nội dung hình thành kiến thức mới, các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc. Việc sắp xếp các chủ đề học tập cần thực hiện phù hợp với hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hoặc có thể hướng dẫn cho học sinh tự học với sự hỗ trợ của phụ huynh, không gây áp lực đối với học sinh; đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

Ở môn Tiếng Việt 1, giáo viên được phép căn cứ vào trình độ học sinh để chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học sao cho đảm bảo học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt của môn học một cách chắn chắn và không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết tiếng Việt khi lên lớp 2.

Ở một số môn học khác, trong một vài chủ đề học tập, giáo viên phối hợp với phụ huynh học sinh để hướng dẫn các em thực hành yêu cầu cần đạt. Thầy cô cũng được linh hoạt thay đổi kế hoạch dạy học môn học để tổ chức dạy học một số chủ đề tại nhà trường.

Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Cụ thể, Bộ GD-ĐT yêu cầu tinh giản mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đối với từng môn học; tinh giản nội dung có trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng lớp; tinh giản những nội dung trùng lặp trong môn học và giữa các môn học; tích hợp một số nội dung trong môn học và giữa các môn học thành các chủ đề học tập để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo quy định của chương trình.

Trong hướng dẫn, nhiều nội dung bài học đã được giảm yêu cầu cần đạt, giảm bài tập, ghép thành chủ đề, cho phép giáo viên lựa chọn một trong số các nội dung tương đương để dạy học, hoặc yêu cầu học sinh tự học ở nhà…

Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát cần tập trung thời gian dạy học trực tiếp để tổ chức ôn tập, bổ sung các nội dung kiến thức cần thiết cho học sinh trước khi thực hiện dạy học nội dung mới và kiểm tra đánh giá theo quy định.

Đặc biệt, các cơ sở giáo dục tiểu học không tổ chức kiểm tra, đánh giá các nội dung, yêu cầu đã được tinh giản; các bài không dạy hoặc đã chuyển thành đọc thêm, tự học.

Đối với lớp 6 thực hiện chương trình giáo dục phồ thông 2018, Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống COVID-19.

Trong đó, những nội dung phù hợp và thuận lợi cho học sinh khai thác, sử dụng hiệu quả sách giáo khoa và học liệu dạy học trực tuyến, các nhà trường sẽ tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Đối với những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực tuyến để dạy học, hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà phù hợp với điều kiện thực tế.

Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2006, Bộ GD-ĐT hướng thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.

Đặc biệt, các công văn yêu cầu không kiểm tra, đánh giá định kỳ những nội dung, yêu cầu đã được tinh giản; nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Lớp 1, 2 không kiểm tra, đánh giá định kỳ khi học trực tuyến

[VOV2] - Bộ GD-ĐT yêu cầu, đối với lớp 1, lớp 2 ưu tiên tổ chức dạy học trên truyền hình và không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này. Khi học sinh đi học trở lại phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá định kỳ.
image-article
Tag:

1,5 triệu học sinh không có máy tính để học trực tuyến

[VOV2] - Hiện có 26/63 tỉnh, thành phố đang triển khai dạy trực tuyến với khoảng 7,35 triệu học sinh các cấp. Trong số này có khoảng 1,5 triệu học sinh chưa có máy tính để học.
image-article
Tag:
Sở GD-ĐT Hà Nội:

Học sinh lớp 1 học trực tuyến không quá 3 tiết một ngày

[VOV2] - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã, các nhà trường hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 cấp tiểu học. Theo đó, học sinh lớp 1 sẽ bắt đầu học từ ngày 13/9.
image-article
Tag:
Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học:

Chỉ dạy trực tuyến lớp 1, 2 khi học sinh sẵn sàng

[VOV2] -"Việc học sinh lớp 1 phải học trực tuyến là một sự thiệt thòi cho các em. Nhưng trong điều kiện dịch COVID-19 phức tạp, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho tất cả các phương án để có thể duy trì việc học cho học sinh", TS. Thái Văn Tài nhấn mạnh.
image-article
Tag:

UNICEF hoan nghênh nỗ lực của Việt Nam trong dạy học trực tuyến

[VOV2] - Hơn 2 năm qua, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam tổ chức dạy học trực tuyến nhằm thích ứng diễn biến dịch bệnh Covid-19. Các quốc gia đều đang tài liệu hóa dạy học trực tuyến và chưa có những kinh nghiệm cụ thể...
image-article
Tag: