Sáng nay (10/6), hơn 105 nghìn thí sinh TP. Hà Nội làm bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024.

Với thời gian làm bài 120 phút, đề thi môn Ngữ văn có cấu trúc 2 phần:

Phần I (6,5 điểm)
Trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, nhà văn Lê Minh Khuê có viết: “Cuộc sống ở đây đã dạy cho chúng tôi thế nào là sự im lặng. Sự im lặng từ sáng đến giờ không bình thường. Cải không bình thường đó đang đến. Tiếng máy bay trinh sát rè rè. Phản lực gầm gão lao theo sau. [...]

– Sắp đẩy ! – Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu. Chị Thao móc bánh bích quy
trong túi, thong thả nhai. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)

1. Nêu hoàn cảnh sống và công việc của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xói.

2. “Sự im lặng” được nói tới trong đoạn trích trên báo hiệu điều gì sắp xảy ra? Những hành động của Nho và Thao trước điều sắp xảy ra ấy giúp em hiểu gì về hai nhân vật này?

3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ tình đồng đội của ba nhân vật Nho, Thao và Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi. Đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết và câu cảm thán (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và một câu cảm thán).

4. Kể tên một tác phẩm khác đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về thế hệ trẻ Việt Nam
thời kì kháng chiến chống Mĩ và ghi rõ tên tác giả.

Phần II (3,5 điểm)

Dưới đây là trích đoạn trong bức thư của một người bố gửi cho con:

Có thể con không biết, nụ cười của con đẹp tươi và nồng hậu. Nhưng sao con lại ít cười quá và càng ngày con càng ít cười hơn?

Có thể con không biết, mỗi khi nhớ con, bố thường nhớ những lần bố nóng giận trách phạt làm con đau, bổ nhớ ảnh mắt của con lúc buồn, bổ nhớ tiếng khóc của con,... Bố nhớ những lần đó nhiều hơn những lần bố mang lại niềm vui cho con.

Có thể con không biết, mái tóc bạc của bố phần nhiều là vì lo lắng cho con. Mỗi khi con đau – đù là thể xác hay tinh thần, dù là vết xước nhỏ hay nỗi đau sâu, bố cũng đau rất nhiều.

Có thể con không biết, ....

(Theo Sống có giá trị, tập hai, NXB Trẻ, 2012)

1. Ghi lại một thành phần biệt lập phụ chú có trong đoạn thư trên.

2. Hãy nêu ngắn gọn cảm nhận của em về tấm lòng người bố được bộc lộ qua những lời tâm sự với con.

3. Có thể bạn không biết, đôi khi cảm xúc của mỗi chúng ta sẽ trở thành sự lo lắng cho những người thân yêu nếu bạn không làm chủ được nó.

Từ gợi dẫn trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc bản thân.

Như vậy, cấu trúc bài thi môn Ngữ văn của TP. Hà Nội năm nay vẫn giữ ổn định gồm 2 phần.

Phần I gồm đọc hiểu văn bản trong SGK và tạo lập đoạn văn nghị luận văn học (nghị luận về thơ và nghị luận về truyện), chiếm khoảng 60 - 70% số điểm.

Đây là phần yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức đã học và kĩ năng tạo lập đoạn văn nghị luận về thơ và nghị luận về truyện mà các con đã được rèn luyện hàng ngày. Bên cạnh đó là kĩ năng đọc hiểu và trả lời các câu hỏi đọc hiểu: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện, ngôi kể, nhân vật, mạch cảm xúc bài thơ, biện pháp tu từ, chi tiết nghệ thuật… Vì thế, khi ôn tập trọng tâm, giáo viên thường lưu ý học sinh ôn theo đặc trưng thể loại của từng kiểu bài.

Phần II chiếm từ 30 - 40% số điểm, đọc hiểu văn bản ngoài SGK và tạo lập đoạn văn nghị luận xã hội. Đây là phần yêu cầu HS có kỹ năng đọc hiểu tốt vì với văn bản học sinh chưa tiếp cận bao giờ, ngoài các câu hỏi đọc hiểu về phương thức biểu đạt của văn bản, chủ đề, các phép liên kết câu, lý giải các chi tiết… là yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội (tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống), dưới dạng đề trực tiếp hoặc đề gián tiếp (ý kiến, câu nói, nhận định…).