Việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị định 15/2022 trên hàng hóa dịch vụ thiết yếu từ ngày 01/02/2022 có mức bao phủ chính sách rất rộng tới hầu hết người tiêu dùng. Ngày 20/06/2022 Chính phủ ban hành Nghị định 41 sửa đổi bổ sung một số quy định của Nghị định 15 để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai miễn giảm thuế theo Nghị quyết 43 của Quốc hội.

Bà Phạm Thị Minh Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế cho biết, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 15, có rất nhiều phản ánh từ Cục thuế các tỉnh, cơ quan Báo chí và một số doanh nghiệp với vướng mắc ở Khoản 4, điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP yêu cầu “lập hoá đơn riêng với hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế GTGT”.

Việc phải lập hoá đơn riêng như vậy mới được áp dụng thuế suất 8% bị phản ánh làm tăng chi phí của Doanh nghiệp, từ thời gian kế toán lập riêng hoá đơn đến chi phí sử dụng nhiều hoá đơn hơn bình thường vì: Thay vì lập 01 hoá đơn sử dụng cho các sản phẩm áp dụng các loại thuế suất (5%, 8%, 10%) thì DN phải lập tách ra 02 hoá đơn, 01 hoá đơn ghi thuế suất thuế GTGT 8% và 01 hoá đơn cho các loại thuế suất còn lại.

Để tháo gỡ vưỡng mắc này, NĐ 41/2022 quy định, với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế GTGT, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định. Cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu để tính thuế GTGT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.

Mời quý vị nghe toàn bộ nội dung trao đổi của phóng viên VOV2 với bà Phạm Thị Minh Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế liên quan tới việc giảm thuế GTGT theo NĐ 15/2022 và NĐ 41/2022 tại đây: