Ngày 30/6 vừa qua, Gacebook đã đệ trình đơn kiện chống lại thủ phạm lừa đảo trực tuyến, vi vi phạm điều khoản và chính sách quảng cáo của mạng xã hội này. Người bị kiện là bốn cá nhân cư trú tại Việt Nam với cáo buộc những cá nhân trên đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là “đánh cắp phiên” hay “đánh cắp cookie” để xâm nhập vào tài khoản của nhân viên các đại lý quảng cáo và tiếp thị, sau đó chạy các quảng cáo trái phép. Theo facebook, các bị cáo đã lừa các nạn nhân cài đặt một ứng dụng di động từ kho ứng dụng Google Play với tên gọi giả mạo là “trình quản lý Quảng cáo cho Facebook”. Ứng dụng này yêu cầu người dùng chia sẻ thông tin đăng nhập Facebook và các thông tin khác. Các bị cáo sử dụng thông tin đó sử dụng để truy cập tài khoản của họ và chạy quảng cáo. Trong một số trường hợp, những quảng cáo này còn khuyến khích lừa đảo trực tuyến. Thiệt hại sợ bộ mà nhóm người Việt này gây ra được Facebook ước tính lên tới 36 triệu USD.

Đây là một trong số những vụ việc trang mạng xã hội này gần đây đã khởi kiện các cá nhân là người Việt Nam vi phạm những điều khoản của facebook. Trước đó, tháng 12/2019, Facebook cũng đã khởi kiện 01 công ty và 02 cá nhân người Việt Nam về hoạt động chiếm đoạt tài khoản thông qua việc tạo mã độc để dụ dỗ người dùng cài đặt, sau đó chiếm tài khoản Facebook của họ và dùng để đăng quảng cáo bán hàng giả.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận: Về mặt pháp lý, đây là việc một tổ chức nước ngoài khởi kiện dân sự đối với công dân có quốc tịch Việt Nam tại tòa án nước ngoài. Theo luật sư Hậu, lửa xa nhưng vẫn có thể cháy gần. Các công dân Việt Nam vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự theo phán quyết của Tòa án tại Mỹ, nơi cách xa chúng ta cả nửa vòng trái đất. Bởi theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 của Việt Nam, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có thể được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định tại Điều ước mà nước đó và nước ta là thành viên. Trường hợp Việt Nam và Mỹ không cùng là thành viên của các Điều ước Quốc tế quy định về công nhận và cho thi hành bản án dân sự của nước ngoài thì Tòa án Việt Nam vẫn có thể công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án Mỹ trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Về pháp luật trong nước, chúng ta đã có nhiều quy định về hành vi vi phạm trên môi trường mạng như: Luật An ninh mạng, các quy định trong Bộ luật Hình sự hay Bộ luật Dân sự... và nhiều các văn bản dưới luật về chế tài xử lý đối với những đối tượng vi phạm trên không gian mạng.

Như vậy, nếu không hiểu luật, khi tham gia mạng xã hội, các cá nhân không chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự mà còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù.

Mời quý vị nghe trao đổi của phóng viên VOV2 với luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh tại đây: