Khi nhà không hẳn là nơi an toàn

BS Hoàng Văn Cường cho biết, có rất nhiều vụ việc trẻ gặp tai nạn ngay trong chính ngôi nhà của mình chỉ vì sự sơ suất của cha mẹ. Mặc dù có thể cha mẹ đã để ý, đã phòng vệ nhiều rồi nhưng vì trẻ nhỏ vốn hiếu động, sự sơ suất vẫn có thể xảy ra.

Đó có thể là tai nạn xảy ra từ thành bàn, thành ghế, dao kéo, đồ nóng, ấm siêu tốc, bàn là, máy sấy tóc hay lửa…tất cả mọi thứ đều có thể xảy ra. Ngã cao cũng là một trong những tai nạn thường xảy ra tại nhà đối với trẻ.

Gần đây, Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing cũng quan tâm đến an toàn về mặt tinh thần của trẻ. “Một em bé, một đứa trẻ sống trong một ngôi nhà bị mắng chửi, bị miệt thị hay thường xuyên phải chứng kiến cha mẹ, người nhà cãi vã đương nhiên sẽ phát triển không tốt”, BS Cường nhấn mạnh.

5 yêu cầu cơ bản để đảm bảo ngôi nhà an toàn cho trẻ nhỏ

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và sự hiểu biết của cha mẹ mà mỗi gia đình sẽ tạo dựng cho con cái một ngôi nhà an toàn với những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, theo BS Hoàng Văn Cường, ngôi nhà đó cần đảm bảo 5 điều kiện tối thiểu.

Thứ nhất, ngôi nhà cần giúp bé an toàn, không để xảy ra tai nạn ngã cao, gãy tay gãy chân, chảy máu, vật sắc không được để trong tầm với của trẻ.

Thứ hai, các cạnh bàn, cạnh ghế, cạnh tủ, cạnh gương đều phải được bịt hay che chắn bằng vật liệu xốp để khi va đập sẽ giảm thiểu tổn thương đối với trẻ.

Thứ ba, các gia đình cần lưu ý về vấn đề điện. Đường điện phải được an toàn, không gây ảnh hưởng cho trẻ. Các ổ điện phải để xa tầm tay với của trẻ hay phải được bịt bằng vật liệu cách điện.

Thứ tư, trẻ có thể gặp tai nạn vì chính đồ chơi có trong nhà. Đồ chơi cho trẻ phải đảm bảo an toàn về mặt vật liệu; không cho trẻ chơi những đồ chơi sắc nhọn, có tính sát thương hoặc những đồ chơi có kích thước nhỏ mà trẻ có thể cho vào mũi, vào miệng.

Thứ năm, nếu nhà có cầu thang phải có tấm lưới để che và lưu ý tai nạn cầu thang có thể xảy ra đối với trẻ. Đặc biệt những nhà có ban công, lan can phải hết sức lưu ý vấn đề trẻ có thể ngã xuống.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn về mặt thể chất cho trẻ, chính cha mẹ cũng cần được đào tạo và tập huấn bởi những chuyên gia về các kỹ năng an toàn để có thể sơ cứu ngay lập tức cho trẻ khi trẻ gặp tai nạn.

Không được xem nhẹ vấn đề an toàn về mặt tinh thần cho trẻ

Trẻ em muốn phát triển tốt cần có môi trường tốt. Đó là môi trường không có lời mắng nhiếc hay cãi vã của cha mẹ và những người thân.

Theo BS Hoàng Văn Cường, có một loại xâm hại trẻ em, đó là xâm hại xao nhãng, tức là trẻ không nhận được sự quan tâm của cha mẹ hay là không được thỏa mãn một số nhu cầu cơ bản của trẻ. Cha mẹ cần phải thỏa mãn yêu cầu về mặt tinh thần cho trẻ trong giới hạn cho phép.

“Nhiều người mới chỉ nghĩ đến sự an toàn về mặt thể chất, nhưng an toàn về mặt mặt tinh thần cũng rất quan trọng”.

- Xung quanh ao, hố chứa nước, hố vôi, cống thoát nước trong khu vực nhà ở phải có hàng rào chắc chắn đảm bảo an toàn cho trẻ em.

- Giếng, bể nước, chum vại có nắp đậy chắc chắn, an toàn.

- Các công tắc điều khiển, ổ cắm được lắp đặt ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi và phải có hộp hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an toàn.

- Cầu thang phải có lan can, tay vịn chắc chắn. Khoảng cách giữa các thanh dọc của lan can cầu thang đảm bảo trẻ dưới 6 tuổi không chui lọt và không có các thanh ngang để trẻ em sử dụng trèo qua.

- Các loại thuốc; dao, kéo và đồ vật sắc nhọn phải để ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi.

- Không cho trẻ nhỏ chơi các đồ chơi nhỏ hoặc các vật nhỏ dễ nuốt, đề phòng hóc nghẹn đường thở

Nghe tư vấn của BS Hoàng Văn Cường, Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing: