Đứng dậy từ từ

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, chúng ta không nên thức dậy quá nhanh. Việc này dễ dẫn đến lượng máu cung cấp cho hệ tim mạch, mạch máu não không đủ, thậm chí là hôn mê đối với người cao tuổi có các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch...

Sau khi thức dậy và tỉnh táo, tốt nhất chúng ta nên nheo mắt thêm vài phút, điều này có thể giúp cơ thể thư giãn, rồi từ từ ngồi dậy, dụi mắt và ấn vào vùng bị tê trước khi ra khỏi giường.

Kéo giãn cơ thể một cách thích hợp

Sau khi đứng dậy, chúng ta có thể đứng bên giường thực hiện một số động tác giãn cơ thích hợp. Chúng ta nên chú ý đến cổ, vai và thắt lưng, mỗi bộ phận kéo giãn khoảng 15 giây sẽ có tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Điều này không chỉ giúp các khớp mà còn cải thiện tư thế cơ thể của mọi người. Những người già bị vẹo cột sống, gù lưng và các vấn đề khác nên kiên trì giãn cơ.

Theo nghiên cứu khoa học, trong khi ngủ, tay chân của mỗi người hầu hết đều nằm yên, nếu ngủ sai tư thế sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Do đó, việc kéo giãn các bộ phận của cơ thể sau khi ngủ dậy là rất tốt.

Uống một cốc nước ấm

Sau một đêm ngủ, cơ thể chúng ta sẽ rơi vào trạng thái mất nước. Việc dậy sớm uống một cốc nước ấm có thể bổ sung lượng nước thích hợp cho cơ thể, nuôi dưỡng dạ dày, đồng thời có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và giảm đau tim.

Thông thường 200ml nước là đủ, chúng ta nên uống từng ngụm nhỏ, nhiệt độ nước tốt nhất là khoảng 40 độ C.