Về chế độ ốm đau, tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH quy định: Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau của người lao động được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Do đó, người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động mà bị ốm đau thì không được giải quyết chế độ ốm đau đối với thời gian nghỉ ốm trùng vào ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần, nhưng vẫn được giải quyết chế độ ốm đau đối với những ngày nghỉ việc vì ốm đau còn lại.

Nếu đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.... mà bị ốm cũng không được tính hưởng ốm đau.

Mức hưởng chế độ ốm đau, của một tháng sẽ được tính bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp NLĐ mới bắt đầu làm việc hoặc NLĐ trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó.

Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Để được thanh toán chế độ ốm đau:

*) Trường hợp điều trị nội trú

- Bản sao giấy ra viện

- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

*) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính) hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Mời quý vị nghe đại diện BHXH Bộ Quốc phòng tư vấn, giải đáp các thắc mắc cụ thể về chế độ BHXH với quân nhân, người công tác trong quân đội tại đây: