Luật sư Nguyễn Hữu Toại - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hừng Đông cho biết: Phóng hỏa đốt nhà là một hành vi đặc biệt nguy hiểm đe dọa xâm phạm về tài sản và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người. Tùy thuộc vào mục đích, hậu quả của vụ việc, cơ quan chức năng có thể căn cứ vào hậu quả để xem xét xử lý hành vi phóng hỏa đốt nhà của người khác. Nếu gây cháy, thiệt hại về tài sản, có thể xem xét tội phạm theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Theo đó, khung hình phạt cao nhất đối với người phạm tội là bị phạt tù từ 10 năm - 20 năm khi gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu phóng hỏa đốt nhà làm chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự hiện hành với khung hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Nếu cá nhân vô ý gây cháy thì cũng có thể bị xử lý tùy tính chất, mức độ của hành vi. Nhẹ thì xử lý hành chính theo quy định tại các điều từ Điều 29 đến Điều 51 Nghị định 144 ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, PCCC, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, tùy tính chất và hậu quả mà người vi phạm có thể bị xử phạt từ 100.000đ - 25.000.000đ.
Nếu hành vi phóng hỏa gây hoang mang cho người khác thì bị xử lý về tội đe dọa giết người nếu hành vi này gây hoang mang cho người khác.
Đốt chính nhà mình thì bị xử lý thế nào?
Luật sư Nguyễn Hữu Toại cho biết: Nếu hành vi đốt nhà là của chính mình chỉ với mục đích dọa nạt, chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì không cấu thành tội hủy hoạt tài sản vì thiệt hại nhỏ. Theo quy định tại Nghị định 178, tội này chỉ áp dụng khi hủy hoại tài sản người khác. Thế nhưng cũng có thể phạm tội đe dọa giết người vì người nhà hoặc vợ con lo lắng vì lửa lan nhanh, nguy hiểm đến tính mạng. Đối tượng có thể xử phạt tù từ 1-7 năm. Nếu không gây nguy hiểm, thiệt hại nhỏ thì bị xử phạt về hình vi gây rối trật tự.
Tuy nhiên, hành vi này rất nguy hiểm nên cơ quan chức năng vẫn dựa trên hành vi để đưa ra hình phạt cụ thể.
Nếu đối tượng phạm tội tự giác ra đầu thú thì sẽ giảm nhẹ hình phạt
Tại khoản 2 Điều 51 trong Bộ luật Hình sự về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quá trình quyết định hình phạt bởi Tòa án có thể xem xét đầu thú hoặc các tình tiết khác là những yếu tố giảm nhẹ trách nhiệm. Tuy nhiên, quan trọng là Tòa án phải ghi rõ lý do giảm nhẹ này trong bản án để tạo ra sự minh bạch và công bằng trong quá trình xử lý pháp lý.
Điều này mang lại khả năng linh hoạt trong quá trình xử lý, đặc biệt khi xét xử những trường hợp có những tình tiết đặc biệt đồng thời chứng minh sự chấp nhận và hiểu biết của hệ thống pháp luật đối với các tình tiết giảm nhẹ. Việc xem xét đầu thú hay các tình tiết khác làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự giúp Tòa án có cơ sở để đưa ra quyết định hình phạt phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật quy định và định rõ trong khung hình phạt không nên được xem xét là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt trong quá trình quyết định hình phạt. Điều này nhằm đảm bảo tính nhất quán và công bằng trong xử lý pháp lý, tránh tình trạng lạm dụng hay đánh đồng những tình tiết giảm nhẹ với dấu hiệu định tội./.