Những hành vi vi phạm về trục lợi BHYT thường gặp:

- Không tham gia BHYT nhưng mượn thẻ BHYT của người thân, người quen để đi khám, chữa bệnh BHYT.

- Đi khám nhiều lần trong ngày, trong tháng, trong năm; đi khám cùng lúc tại nhiều bệnh viện; có nhiều trường hợp bệnh nhân điều trị đồng thời ở 2 bệnh viện, chưa ra bệnh viện này thì đã nhập viện ở bệnh viện khác.

- Nhân viên y tế dùng mã thẻ của người bệnh tiếp tục kê khống đơn lĩnh thuốc và đề nghị thanh toán.

- Nhiều cơ sở y tế chỉ định dịch vụ kỹ thuật trùng lặp, lạm dụng chỉ định xét nghiệm, lạm dụng thuốc, thủ thuật phục hồi chức năng và tăng số lượng chữa bệnh nội trú và ngoại trú, kéo dài thời gian nằm điều trị nội trú của bệnh nhân...

Tùy vào từng hành vi trục lợi BHYT mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Theo quy định tại Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 Tội gian lận BHYT, khung hình phạt cao nhất mà người phạm tội có thể bị áp dụng là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu chiếm đoạt tiền BHYT từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu pháp lý của tội gian lận BHYT và các khung hình phạt cụ thể, mời quý vị và các bạn cùng nghe trao đổi của phóng viên chương trình Cầm tay chỉ luật với luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng: