Đoàn đã kiểm tra thực tế công tác tiêm vaccine phòng bệnh sởi và công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Trạm y tế phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông và Bệnh viện Nhi Hà nội.
Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay, phường Yên Nghĩa ghi nhận 14 trường hợp mắc sởi (3 trường hợp từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi). Đáng chú ý, 100% các ca mắc chưa tiêm hoặc chỉ mới tiêm 01 mũi vaccine sởi. Qua thống kê, rà soát, tổng số trẻ trong độ tuổi từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trên địa bàn phường hiện nay là 224 trẻ, trong đó có 164 trẻ đã tiêm vaccine phòng sởi, số còn lại dự kiến hoàn thành tiêm trong chiến dịch vào hôm nay (28/3).
Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, báo cáo đoàn kiểm tra TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, tính đến ngày 26/3, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã điều trị nội trú cho 277 bệnh nhân mắc sởi, trong đó 233 ca đã khỏi bệnh, còn 44 ca đang được điều trị nội trú.
Bệnh viện đã tăng cường công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo bằng việc phân
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3/2025, toàn thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định (chiếm 90%). Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hầu hết bệnh nhân mắc là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 64%) và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine (chiếm 83%).
Hiện tại, ngành y tế Hà Nội tập trung tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Tính đến 27/3, toàn thành phố đã tiêm được 22.604 trẻ trên tổng số 23.421 trẻ thuộc diện tiêm chủng (đạt tỷ lệ 97%).
luồng bệnh nhân ngay từ khi đến viện.
Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TS Phan Trọng Lân - Trưởng đoàn cho rằng, trong bối cảnh bệnh sởi đang tăng, việc giao lưu, đi lại giữa các vùng, các địa phương sẽ là nguy cơ làm lây lan bệnh sởi. Vì vậy, để ngăn chặn dịch, GS.TS Phan Trọng Lân yêu cầu ngành y tế Hà Nội cần tập trung nâng cao miễn dịch cộng đồng thông qua tiêm vaccine. Đặc biệt ở những địa bàn di biến động dân cư, khó tiếp cận cần chủ động phát hiện vùng lõm, tiến hành tiêm vét, tiêm bổ sung kịp thời. Cần giám sát, phát hiện sớm để khoanh vùng, quản lý ca bệnh kịp thời và làm tốt công tác phòng chống lây nhiễm trong bệnh viện.
“Việc chống lây nhiễm trong bệnh viện cần được thực hiện ngay với việc kiểm soát ca bệnh sởi nhập viện qua phân luồng, chẩn đoán sớm và chính xác, hạn chế người nhà/người chăm sóc tiếp xúc với ca bệnh, cách ly và điều trị…” - GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.