Người Hà Nhì ăn Tết mùa mưa
[VOV2] - Đầu mùa mưa, lúa đang thì con gái, đồng bào Hà Nhì ở Lai Châu ăn Tết mùa mưa, hay còn gọi là Dế Khù Chà.

[VOV2] - Đầu mùa mưa, lúa đang thì con gái, đồng bào Hà Nhì ở Lai Châu ăn Tết mùa mưa, hay còn gọi là Dế Khù Chà.

Xuân La - Ngôi làng tò he "độc" nhất Việt Nam
Nằm phía Nam thủ đô Hà Nội, làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he độc nhất vô nhị ở nước ta. Nặn tò he không chỉ là một ngành nghề mưu sinh của người dân mà giờ đây đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam; và là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam đã có từ hơn 300 năm nay (Chuyến đi kỳ thú phát 2/6/2017)
Nằm phía Nam thủ đô Hà Nội, làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he độc nhất vô nhị ở nước ta. Nặn tò he không chỉ là một ngành nghề mưu sinh của người dân mà giờ đây đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam; và là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam đã có từ hơn 300 năm nay (Chuyến đi kỳ thú phát 2/6/2017)
Thương nhớ đồng quê
Có một điểm chung giữa các nền thơ ca, trong hiện tại cũng như trong quá khứ, đó là khi viết về Tổ quốc quê hương, các tác giả đều dành tình cảm trân trọng yêu mến đối với nông thôn, với đồng quê, coi đó như nơi lưu giữ kí ức, lưu giữ những giá trị văn hóa bền vững. "Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê. Cái nghề làm ruộng và cuộc đời bình dị của người làm ruộng cha truyền con nối từ mấy nghìn năm đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta” – Nhà phê bình Hoài Thanh - Hoài Chân đã viết như vậy trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” xuất bản lần đầu năm 1942. Nhận định này vẫn thật phù hợp nếu liên hệ với thơ hiện nay, khi tốc độ đô thị hóa càng mạnh mẽ thì lòng thương nhớ đồng quê, cuộc trở về với đồng quê dường như càng xác quyết hơn. (Tiếng thơ 03/6/2017)
Có một điểm chung giữa các nền thơ ca, trong hiện tại cũng như trong quá khứ, đó là khi viết về Tổ quốc quê hương, các tác giả đều dành tình cảm trân trọng yêu mến đối với nông thôn, với đồng quê, coi đó như nơi lưu giữ kí ức, lưu giữ những giá trị văn hóa bền vững. "Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê. Cái nghề làm ruộng và cuộc đời bình dị của người làm ruộng cha truyền con nối từ mấy nghìn năm đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta” – Nhà phê bình Hoài Thanh - Hoài Chân đã viết như vậy trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” xuất bản lần đầu năm 1942. Nhận định này vẫn thật phù hợp nếu liên hệ với thơ hiện nay, khi tốc độ đô thị hóa càng mạnh mẽ thì lòng thương nhớ đồng quê, cuộc trở về với đồng quê dường như càng xác quyết hơn. (Tiếng thơ 03/6/2017)
Tình bạn giữa Hoa dại, Bướm nâu và Chuồn chuồn (Phần 1)
Trong khu vườn tràn đầy ánh nắng và tiếng chim, tình bạn giữa Hoa dại, Bướm nâu và Chuồn chuồn luôn thân thiết. Cho đến một ngày Bướm nâu không thích bộ cánh màu nâu tẻ nhạt của mình. Nó mong muốn có được bộ cánh rực rỡ như chị Bướm vàng, Bướm trắng...Thấu hiểu được ước mơ của Bướm nâu, Hoa dại và Chuồn chuồn đã làm mọi cách để Bướm nâu có được bộ cánh như ý. (Kể chuyện và hát ru 02/6/2017)
Trong khu vườn tràn đầy ánh nắng và tiếng chim, tình bạn giữa Hoa dại, Bướm nâu và Chuồn chuồn luôn thân thiết. Cho đến một ngày Bướm nâu không thích bộ cánh màu nâu tẻ nhạt của mình. Nó mong muốn có được bộ cánh rực rỡ như chị Bướm vàng, Bướm trắng...Thấu hiểu được ước mơ của Bướm nâu, Hoa dại và Chuồn chuồn đã làm mọi cách để Bướm nâu có được bộ cánh như ý. (Kể chuyện và hát ru 02/6/2017)
Tình bạn giữa Hoa dại, Bướm nâu và Chuồn chuồn (Phần 2)
Sau khi Hoa dại và Chuồn chuồn biết được Bướm nâu rất thích có được bộ cánh nhiều màu sắc, hai bạn đã giúp đỡ để Bướm nâu có được bộ cánh đẹp. Hoa dại thì chắt những hạt phấn màu trắng hồng của cánh, màu vàng của nhụy để làm bảng màu. Còn đuôi của Chuồn chuồn thì làm cọ vẽ. Sau một ngày sáng tạo Chuồn chuồn và Hoa dại đã giúp cho Bướm nâu có được một bộ cánh mới. Bướm nâu vui lắm, bay đi khoe với các bạn khắp vườn. (Kể chuyện và hát ru 03/6/2017)
Sau khi Hoa dại và Chuồn chuồn biết được Bướm nâu rất thích có được bộ cánh nhiều màu sắc, hai bạn đã giúp đỡ để Bướm nâu có được bộ cánh đẹp. Hoa dại thì chắt những hạt phấn màu trắng hồng của cánh, màu vàng của nhụy để làm bảng màu. Còn đuôi của Chuồn chuồn thì làm cọ vẽ. Sau một ngày sáng tạo Chuồn chuồn và Hoa dại đã giúp cho Bướm nâu có được một bộ cánh mới. Bướm nâu vui lắm, bay đi khoe với các bạn khắp vườn. (Kể chuyện và hát ru 03/6/2017)
Khi ông Mặt trời nghỉ việc
Vì sự lười biếng của con người dưới trần gian nên Mặt trời đã quyết định không ban phát ánh sáng xuống nữa. Ban đầu mọi người đều cảm thấy thoải mái vì không phải làm việc. Nhưng cứ chơi hoài, chơi mãi thì cũng buồn chán. Cuối cùng con người đã cùng nhau kêu gọi ông Mặt trời hãy thả những tia nắng ấm áp xuống trần gian để mọi người làm việc.(Kể chuyện và hát ru 31/5/2017)
Vì sự lười biếng của con người dưới trần gian nên Mặt trời đã quyết định không ban phát ánh sáng xuống nữa. Ban đầu mọi người đều cảm thấy thoải mái vì không phải làm việc. Nhưng cứ chơi hoài, chơi mãi thì cũng buồn chán. Cuối cùng con người đã cùng nhau kêu gọi ông Mặt trời hãy thả những tia nắng ấm áp xuống trần gian để mọi người làm việc.(Kể chuyện và hát ru 31/5/2017)
Tượng rồng đá tự cắn thân, xé mình – quặn đau nỗi niềm
Trong khu di tích đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có một di vật có một không hai đó là tượng rồng đá. Tượng có tư thế khoanh mình thành hình tròn; thân mình to lớn; toàn thân chạm vảy dày; hai mắt trợn tròn; hai tai thì một tai có lỗ thông còn một tai thì đặc; hai chân trước xoè rộng, gân guốc, năm ngón với móng vuốt sắc nhọn bấu chặt vào khúc thân, miệng há rộng ngoạm vào mình. Tại sao nghệ nhân xưa lại tạc hình rồng với hình thù đầy biểu cảm, thể hiện sự dày xé dữ dội như vậy? Cùng tìm hiểu trong chương trình Đất nước ngàn năm 29/5/2017.
Trong khu di tích đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có một di vật có một không hai đó là tượng rồng đá. Tượng có tư thế khoanh mình thành hình tròn; thân mình to lớn; toàn thân chạm vảy dày; hai mắt trợn tròn; hai tai thì một tai có lỗ thông còn một tai thì đặc; hai chân trước xoè rộng, gân guốc, năm ngón với móng vuốt sắc nhọn bấu chặt vào khúc thân, miệng há rộng ngoạm vào mình. Tại sao nghệ nhân xưa lại tạc hình rồng với hình thù đầy biểu cảm, thể hiện sự dày xé dữ dội như vậy? Cùng tìm hiểu trong chương trình Đất nước ngàn năm 29/5/2017.
Dấu ấn văn hóa độc đáo ở Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên được xây dựng theo phong cách kiến trúc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên một điểm nhấn trong hành trình tham quan, khám phá du lịch Tây Nguyên nói chung và du lịch Đăk Lăk nói riêng (Chuyến đi kỳ thú phát 29/05/2017)
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên được xây dựng theo phong cách kiến trúc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên một điểm nhấn trong hành trình tham quan, khám phá du lịch Tây Nguyên nói chung và du lịch Đăk Lăk nói riêng (Chuyến đi kỳ thú phát 29/05/2017)
Truyện ngắn "Nước mắt bên sông": Nỗi đau còn thổn thức
Con sông Nhiêu gắn bó với làng quê, với tuổi thơ, với mọi buồn vui sướng khổ của người dân xứ này nay đã chết. Chết vì lòng tham và sự hủy hoại tàn nhẫn của con người. Sông chết trơ dòng và lòng người cũng trở nên cạn kiệt, cỗi cằn, độc ác. Hãy trả lại sự sống cho dòng sông, hãy thức tỉnh nhân cách con người khi chưa quá muộn. Truyện chạm vào trái tim chúng ta bằng những hồi chuông đang gióng lên ráo riết, chạm đến những vấn đề còn day dứt khôn nguôi. (Đọc truyện đêm khuya 29/5/2017)
Con sông Nhiêu gắn bó với làng quê, với tuổi thơ, với mọi buồn vui sướng khổ của người dân xứ này nay đã chết. Chết vì lòng tham và sự hủy hoại tàn nhẫn của con người. Sông chết trơ dòng và lòng người cũng trở nên cạn kiệt, cỗi cằn, độc ác. Hãy trả lại sự sống cho dòng sông, hãy thức tỉnh nhân cách con người khi chưa quá muộn. Truyện chạm vào trái tim chúng ta bằng những hồi chuông đang gióng lên ráo riết, chạm đến những vấn đề còn day dứt khôn nguôi. (Đọc truyện đêm khuya 29/5/2017)
Bài học từ ông nội
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa tái bản cuốn truyện dài “Ông tướng của tôi” của nhà văn Nga Albert Likhanov do hai dịch giả Bùi Việt và Mai Thế Chiến chuyển ngữ. Cuốn truyện viết về cuộc sống thường nhật của một vị tướng về hưu và cháu của ông là cậu bé Anton. Nhiều giá trị sống cao đẹp đã được Anton học được từ ông nội của mình. Bạn đọc tuổi "ô mai" hoàn toàn có thể tìm thấy điều thú vị xung quanh mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, nhà trường và tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 27/5/2017)
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa tái bản cuốn truyện dài “Ông tướng của tôi” của nhà văn Nga Albert Likhanov do hai dịch giả Bùi Việt và Mai Thế Chiến chuyển ngữ. Cuốn truyện viết về cuộc sống thường nhật của một vị tướng về hưu và cháu của ông là cậu bé Anton. Nhiều giá trị sống cao đẹp đã được Anton học được từ ông nội của mình. Bạn đọc tuổi "ô mai" hoàn toàn có thể tìm thấy điều thú vị xung quanh mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, nhà trường và tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 27/5/2017)
Thế giới của trẻ em tự kỷ qua cái nhìn nhân văn
Truyện viết về trẻ em bị bệnh tự kỷ hoặc trí tuệ kém phát triển xuất hiện không nhiều trong văn học. Chính vì vậy câu chuyện về cậu bé bị tự kỷ Rico của nhà văn người Đức Ander Stenhophen để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc. Biên tập viên Dương Hà có bài viết "Thế giới qua lăng kính của trẻ tự kỷ" giới thiệu buổi ra mắt cuốn truyện "Rico, Oskar và hòn đá bị đánh cắp" của nhà văn Ander Stenhophen tại thành phố Hà Nội. (Văn nghệ thiếu nhi 21/5/2017)
Truyện viết về trẻ em bị bệnh tự kỷ hoặc trí tuệ kém phát triển xuất hiện không nhiều trong văn học. Chính vì vậy câu chuyện về cậu bé bị tự kỷ Rico của nhà văn người Đức Ander Stenhophen để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc. Biên tập viên Dương Hà có bài viết "Thế giới qua lăng kính của trẻ tự kỷ" giới thiệu buổi ra mắt cuốn truyện "Rico, Oskar và hòn đá bị đánh cắp" của nhà văn Ander Stenhophen tại thành phố Hà Nội. (Văn nghệ thiếu nhi 21/5/2017)