Liên hoan sân khấu về hình tượng người công an nhân dân: Những điều đọng lại

[VOV2] - 25 tác phẩm tham dự Liên hoan là 25 mảnh ghép tạo nên một bức tranh đa màu sắc, khắc họa đậm nét nhiều góc cạnh để hoàn chỉnh về hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân từ quá khứ tới hiện tại, giàu ý nghĩa.

Thu Hà Thu Hà

[VOV2] - 25 tác phẩm tham dự Liên hoan là 25 mảnh ghép tạo nên một bức tranh đa màu sắc, khắc họa đậm nét nhiều góc cạnh để hoàn chỉnh về hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân từ quá khứ tới hiện tại, giàu ý nghĩa.

Thu Hà Thu Hà
03/10/2016

Chú gà trống đã cưới công chúa như thế nào?

Chuyện kể rằng ở một đất nước nọ, có một chú gà trống rất trung thành với nhà vua. Quanh năm suốt tháng, gà trống làm lụng cật lực trên đồng áng để thu về những vựa thóc lúa bội thu, nhưng chưa khi nào chú ta đòi nhà vua phải trả công cho mình cả. Vào một vụ mùa bội thu nhất, gà trống xin vua ban cho mình một phần thóc để đi hỏi nàng công chúa ở xứ sở xa xôi làm vợ. Các bé nghĩ gà trống sẽ đựng phần thóc ấy bằng cách nào nhỉ? Trong khi chú gà thì vô cùng bé nhỏ, mà số của cải để cưới được công chúa hẳn là rất khổng lồ. Chúng mình có hồi hộp muốn biết phương án chở thóc của chú gà không nào? (Kể chuyện và hát ru 28/9/2016)

Chuyện kể rằng ở một đất nước nọ, có một chú gà trống rất trung thành với nhà vua. Quanh năm suốt tháng, gà trống làm lụng cật lực trên đồng áng để thu về những vựa thóc lúa bội thu, nhưng chưa khi nào chú ta đòi nhà vua phải trả công cho mình cả. Vào một vụ mùa bội thu nhất, gà trống xin vua ban cho mình một phần thóc để đi hỏi nàng công chúa ở xứ sở xa xôi làm vợ. Các bé nghĩ gà trống sẽ đựng phần thóc ấy bằng cách nào nhỉ? Trong khi chú gà thì vô cùng bé nhỏ, mà số của cải để cưới được công chúa hẳn là rất khổng lồ. Chúng mình có hồi hộp muốn biết phương án chở thóc của chú gà không nào? (Kể chuyện và hát ru 28/9/2016)

03/10/2016

Đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm

Thời điểm này đang là mùa Ka tê của đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là lễ hội thường niên hàng năm được tổ chức vào ngày mồng 01 tháng 7 theo Chăm lịch. Năm nay, Ka tê Chăm diễn ra từ ngày 29/9 theo lịch dương. Lễ hội Ka tê là dịp để người Chăm tưởng nhớ tới Nữ thần Po Nư Ga, người đã có công xây dựng xứ sở của người Chăm, chỉ dạy cho dân làng cách dẫn thủy, nhập điền, biết trồng lúa nước, trồng bông, dệt vải. Lắng nghe chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc (5/10/2016), đồng bào và các bạn sẽ được hòa mình vào không khí của một lễ hội lớn của các làng Chăm.

Thời điểm này đang là mùa Ka tê của đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là lễ hội thường niên hàng năm được tổ chức vào ngày mồng 01 tháng 7 theo Chăm lịch. Năm nay, Ka tê Chăm diễn ra từ ngày 29/9 theo lịch dương. Lễ hội Ka tê là dịp để người Chăm tưởng nhớ tới Nữ thần Po Nư Ga, người đã có công xây dựng xứ sở của người Chăm, chỉ dạy cho dân làng cách dẫn thủy, nhập điền, biết trồng lúa nước, trồng bông, dệt vải. Lắng nghe chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc (5/10/2016), đồng bào và các bạn sẽ được hòa mình vào không khí của một lễ hội lớn của các làng Chăm.

03/10/2016

Chú hươu chuột và những con hổ

Thuở xa xưa, quần đảo Booc-nê-ô của đất nước In-đô-nê-xi-a là một “thiên đường” xinh đẹp của loài hươu chuột bé xíu. Những chú hươu chuột xinh xắn đang sống yên bình thì bỗng đâu tai họa ập đến. Vua Hổ ở đảo Gia-Va cử ba hổ con sang đảo Booc-nê-ô, nhằm uy hiếp, bắt vương quốc hươu chuột phải cống nạp thức ăn cho chúng. Đặt chân tới đảo Booc-nê-ô, ba tên hổ hung hăng gặp ngay chú hươu chuột thông minh, láu lỉnh có tên là Kan-chít. Chúng gửi sợi râu của vua Hổ cho Kan-chít nhằm uy hiếp vương quốc hươu chuột. Thế nhưng, bằng trí thông minh và lòng gan dạ của mình, Kan-chít đã nghĩ ra diệu kế, khiến cho vua Hổ không dám quấy rầy vương quốc hươu chuột nữa. (Kể chuyện và hát ru 30/9/2016)

Thuở xa xưa, quần đảo Booc-nê-ô của đất nước In-đô-nê-xi-a là một “thiên đường” xinh đẹp của loài hươu chuột bé xíu. Những chú hươu chuột xinh xắn đang sống yên bình thì bỗng đâu tai họa ập đến. Vua Hổ ở đảo Gia-Va cử ba hổ con sang đảo Booc-nê-ô, nhằm uy hiếp, bắt vương quốc hươu chuột phải cống nạp thức ăn cho chúng. Đặt chân tới đảo Booc-nê-ô, ba tên hổ hung hăng gặp ngay chú hươu chuột thông minh, láu lỉnh có tên là Kan-chít. Chúng gửi sợi râu của vua Hổ cho Kan-chít nhằm uy hiếp vương quốc hươu chuột. Thế nhưng, bằng trí thông minh và lòng gan dạ của mình, Kan-chít đã nghĩ ra diệu kế, khiến cho vua Hổ không dám quấy rầy vương quốc hươu chuột nữa. (Kể chuyện và hát ru 30/9/2016)

03/10/2016

Thiên truyện "Catherine - Cô bé đeo mắt kính": Thế giới thực và ảo đằng sau đôi mắt kính

Nhân vật chính của thiên truyện "Catherine-Cô bé đeo mắt kính" là Catherine Certitude. Em có thể cùng lúc sống trong hai thế giới khác nhau: thế giới thực tế gồ ghề, sắc cạnh khi Catherine đeo mắt kính và một thế giới êm ả, dịu dàng khi tạm rời đôi kính cận. Niềm đam mê lớn nhất của Catherine là được học múa. Có lần Catherine nghĩ rằng chính đôi mắt cận đã cản trở em thành một vũ công chuyên nghiệp. Nhưng cô bé đã hoàn toàn sai lầm. Chính những khi không đeo kính, thế giới xung quanh đều trở nên mờ ảo. Lúc ấy Catherine mới thực sự là chính mình và cháy hết với các động tác múa thuần thục. (Văn nghệ thiếu nhi 02/10/2016)

Nhân vật chính của thiên truyện "Catherine-Cô bé đeo mắt kính" là Catherine Certitude. Em có thể cùng lúc sống trong hai thế giới khác nhau: thế giới thực tế gồ ghề, sắc cạnh khi Catherine đeo mắt kính và một thế giới êm ả, dịu dàng khi tạm rời đôi kính cận. Niềm đam mê lớn nhất của Catherine là được học múa. Có lần Catherine nghĩ rằng chính đôi mắt cận đã cản trở em thành một vũ công chuyên nghiệp. Nhưng cô bé đã hoàn toàn sai lầm. Chính những khi không đeo kính, thế giới xung quanh đều trở nên mờ ảo. Lúc ấy Catherine mới thực sự là chính mình và cháy hết với các động tác múa thuần thục. (Văn nghệ thiếu nhi 02/10/2016)

03/10/2016

Huỳnh Thúc Kháng – Chí sĩ nhiệt thành, yêu nước thương dân

Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh trưởng trong một gia đình Nho học ở làng Thăng Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Cụ là một trong những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, thương dân, nêu cao tinh thần đại đoàn kết vì lợi ích tối cao của dân tộc, và đã có nhiều đóng góp đối với cách mạng Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Cùng tìm hiểu về chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng qua cuộc trò chuyện với PGS.TS Phạm Xanh, khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội trong chương trình đất nước ngàn năm 3/10/2016.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh trưởng trong một gia đình Nho học ở làng Thăng Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Cụ là một trong những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, thương dân, nêu cao tinh thần đại đoàn kết vì lợi ích tối cao của dân tộc, và đã có nhiều đóng góp đối với cách mạng Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Cùng tìm hiểu về chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng qua cuộc trò chuyện với PGS.TS Phạm Xanh, khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội trong chương trình đất nước ngàn năm 3/10/2016.

30/09/2016

Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc: "Khoe" những giá trị!

Tây Bắc là điểm đến đặc biệt hấp dẫn trong mấy măm trở lại đây nên Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc 2016 đã khai thác những nét hấp dẫn nhất của Tây Bắc. Các hoạt động chính diễn ra từ 1 đến 3/10 ở Lào Cai, song sức lan tỏa của ngày hội thì rộng và dài hơn rất nhiều đủ để hút người dân khắp nơi đến với Tây Bắc hùng vĩ (Tạp chí văn hóa 02/10/2016)

Tây Bắc là điểm đến đặc biệt hấp dẫn trong mấy măm trở lại đây nên Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc 2016 đã khai thác những nét hấp dẫn nhất của Tây Bắc. Các hoạt động chính diễn ra từ 1 đến 3/10 ở Lào Cai, song sức lan tỏa của ngày hội thì rộng và dài hơn rất nhiều đủ để hút người dân khắp nơi đến với Tây Bắc hùng vĩ (Tạp chí văn hóa 02/10/2016)

30/09/2016

Nhà vệ sinh công cộng: Văn minh còn xa

Câu chuyện về văn minh nhà vệ sinh công cộng còn khá nhiều nan giải, như là nhà vệ sinh công cộng còn ít, bố trí vị trí chưa hợp lý, người dân chưa thạo sử dụng các thiết bị, và vẫn không loại trừ ý thức của nhiều người chưa tốt, còn thiếu văn minh và có cả vô văn hóa (Tạp chí văn hóa 02/10/2016)

Câu chuyện về văn minh nhà vệ sinh công cộng còn khá nhiều nan giải, như là nhà vệ sinh công cộng còn ít, bố trí vị trí chưa hợp lý, người dân chưa thạo sử dụng các thiết bị, và vẫn không loại trừ ý thức của nhiều người chưa tốt, còn thiếu văn minh và có cả vô văn hóa (Tạp chí văn hóa 02/10/2016)

29/09/2016

Vở rối cạn "Nhịp điệu quê hương": Thắm đượm hồn quê

Trên sân khấu rối cạn, hình ảnh các con rối hay đạo cụ sân khấu được chế tác từ gỗ hay bông vải đã quen thuộc với chúng ta. Vậy có bao giờ các em thử tưởng tượng một sân khấu rối cạn được chế tác hoàn toàn từ những vật liệu thân thuộc như: rơm rạ, mây tre đan, thúng mủng, rổ rá thì sẽ ấn tượng như thế nào chưa? Các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Việt Nam giúp chúng ta có những trải nghiệm thú vị như vậy đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 28/9/2016)

Trên sân khấu rối cạn, hình ảnh các con rối hay đạo cụ sân khấu được chế tác từ gỗ hay bông vải đã quen thuộc với chúng ta. Vậy có bao giờ các em thử tưởng tượng một sân khấu rối cạn được chế tác hoàn toàn từ những vật liệu thân thuộc như: rơm rạ, mây tre đan, thúng mủng, rổ rá thì sẽ ấn tượng như thế nào chưa? Các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Việt Nam giúp chúng ta có những trải nghiệm thú vị như vậy đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 28/9/2016)

29/09/2016

Thực hư chuyện dâng đất của nhà Mạc

Sau một thời gian đứng ra gánh vác, giải quyết những mâu thuẫn của triều đình ruỗng nát, đứng trên bờ vực thẳm của sự diệt vong, Mạc Đăng Dung đã phế bỏ triều Lê, lập ra triều đại mới của dòng họ Mạc. Mạc Thái Tổ làm vua chỉ có 3 năm, rồi nhường ngôi cho con, còn mình làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn quán xuyến mọi việc triều chính. Vậy nên mới có chuyện các sử gia nhà Lê ghi năm 1540 Mạc Thái Tổ dâng đất cho nhà Minh ( năm 1540 là năm trị vì cuối cùng của vị vua thứ 2 – Mạc Thái Tông). Thực hư cái chuyện dâng đất này là như thế nào? Cùng tìm hiểu trong chương trình Đất nước ngàn năm 29/9/2016.

Sau một thời gian đứng ra gánh vác, giải quyết những mâu thuẫn của triều đình ruỗng nát, đứng trên bờ vực thẳm của sự diệt vong, Mạc Đăng Dung đã phế bỏ triều Lê, lập ra triều đại mới của dòng họ Mạc. Mạc Thái Tổ làm vua chỉ có 3 năm, rồi nhường ngôi cho con, còn mình làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn quán xuyến mọi việc triều chính. Vậy nên mới có chuyện các sử gia nhà Lê ghi năm 1540 Mạc Thái Tổ dâng đất cho nhà Minh ( năm 1540 là năm trị vì cuối cùng của vị vua thứ 2 – Mạc Thái Tông). Thực hư cái chuyện dâng đất này là như thế nào? Cùng tìm hiểu trong chương trình Đất nước ngàn năm 29/9/2016.

28/09/2016

Tình bạn tuổi mới lớn

BTV Hoàng Hiệp trao đổi cùng nhà văn Lê Phương Liên về những điểm mới trong sáng tác văn học tuổi mới lớn hiện nay. Những tình cảm ấm áp, trong trẻo của của hai người bạn thân trong truyện ngắn "Chàng trai đến từ cơn mưa" của tác giả Phan Ý Nhi. Những kỉ niệm với bạn bè, trường lớp thân thương ngày đầu năm học trong bài thơ "Bâng khâng tháng 9" của tác giả Trọng Tuấn. (Văn nghệ thiếu nhi 23/9/2016)

BTV Hoàng Hiệp trao đổi cùng nhà văn Lê Phương Liên về những điểm mới trong sáng tác văn học tuổi mới lớn hiện nay. Những tình cảm ấm áp, trong trẻo của của hai người bạn thân trong truyện ngắn "Chàng trai đến từ cơn mưa" của tác giả Phan Ý Nhi. Những kỉ niệm với bạn bè, trường lớp thân thương ngày đầu năm học trong bài thơ "Bâng khâng tháng 9" của tác giả Trọng Tuấn. (Văn nghệ thiếu nhi 23/9/2016)