Người phụ nữ viết thư về chương trình Bạn hãy nói với chúng tôi của VOV2 với mong muốn chia sẻ nỗi buồn của chị khi thấy con bị phân biệt đối xử và phải chịu sự xa lánh, ghẻ lạnh, kỳ thị của người đời:

Tôi năm nay 27 tuổi, đã có chồng và 1 con nhỏ. 5 năm trước, khi vừa được 22 tuổi, trong 1 lần đi ăn cùng bạn bè, tôi uống say và trót đi quá giới hạn với một anh cũng chơi trong đám bạn đó. Chúng tôi không có tình cảm gì với nhau nên chỉ coi đó như một lần say rượu và không liên lạc gì với nhau nữa. Thú thực là tôi cũng day dứt vì chuyện này nhưng biết làm thế nào được, chuyện đã xảy ra rồi, và tôi chẳng thể thay đổi được gì. Sau đó ít lâu, tôi vào miền Nam lập nghiệp. Tại xóm trọ, tôi gặp 1 người đồng hương. Giữa nơi đất khách quê người, thiếu thốn tình cảm nên chúng tôi thường quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, rồi dần dần nảy sinh tình cảm với đối phương. Sau khi anh ngỏ lời, chúng tôi về quê xin phép gia đình và đã tổ chức lễ cưới cách đây hơn 3 năm.

Cưới nhau được mấy tháng, tôi sinh ra ốm yếu và có những biểu hiện rất lạ. Đầu năm 2019, tôi mang thai. Lúc thai được 2 tháng, tôi thường xuyên bị ho, người nóng sốt và lúc nào cũng thấy mệt mỏi, toàn thân nổi mẩn đỏ như muỗi cắn. Hơn nữa tôi thường mất ngủ, ban đầu còn chợp mắt được đôi lúc nhưng về sau, hầu như thức trắng cả đêm. Tôi rất lo lắng, không biết mình bị bệnh gì. Chồng tôi và 2 bên gia đình đưa tôi đi khắp nơi tìm thầy, tìm thuốc để chữa trị, nhưng bệnh không khỏi. Mọi người hi vọng rằng đó chỉ là những triệu chứng do mang thai, sau khi sinh tôi sẽ trở lại bình thường. Đúng lúc ấy, tôi nghe tin người đàn ông đã từng quan hệ với tôi đã qua đời vì căn bệnh AIDS. Như một linh tính, tôi tự mình đi làm xét nghiệm rồi nhận tin dữ là mình đã nhiễm HIV. Lúc ấy, tôi cảm thấy trời đất chao đảo, chân tay rụng rời. Chồng tôi rất yêu tôi. Trước khi chúng tôi đến với nhau, anh ấy cũng chưa có người phụ nữ nào khác. Chắc chắn tôi không bị nhiễm HIV từ chồng, mà chỉ có thể là hậu quả của lần “say rượu loạn tính” ngày ấy. Sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi quyết định thú thật mọi chuyện với chồng và khuyên anh đi làm xét nghiệm. Kết quả, chồng tôi cũng dương tính với HIV. Không khí trong nhà trở nên nặng nề, 2 bên nội ngoại thì đổ lỗi cho nhau. Tôi đau đớn, tủi hổ và cảm thấy có lỗi với chồng, với đứa con trong bụng vô cùng. Tôi làm thì tôi phải chịu nhưng chồng và đứa con chưa ra đời của tôi vô tội, họ chỉ là nạn nhân mà thôi. Tôi không thể hình dung được rằng, có ngày mình mang đến bản án tử thần cho chồng và cho con. Tôi chẳng còn mặt mũi nào đối diện với chồng con, với 2 bên gia đình nữa. Nhưng chồng tôi đã rộng lượng mà tha thứ cho tôi và khuyên giải gia đình 2 bên. Điều đó làm cho tôi được an ủi rất nhiều và thấy mình thật may mắn vì được là vợ anh.

Nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ, vợ chồng tôi bắt đầu sử dụng thuốc kháng virus HIV. Sức khỏe của chúng tôi dần ổn định. Chúng tôi cũng áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Và thật may mắn, con tôi đã âm tính với HIV. Các bác sĩ cho biết, cháu phát triển hoàn toàn bình thường và không hề có căn bệnh như bố mẹ. Gia đình tôi như vỡ òa vì vui mừng và hạnh phúc.

Thế nhưng, khi biết vợ chồng tôi nhiễm HIV, hàng xóm luôn xa lánh và kỳ thị. Đứa con bé bỏng, vô tội của tôi cũng phải lớn lên với sự ghẻ lạnh và xa lánh của người đời. Khi cháu 2 tuổi, chúng tôi muốn cho cháu được đi học ở trường mầm non để được vui chơi, hòa nhập cùng các bạn. Gia đình tôi đã đem kết quả xét nghiệm của cháu đến nói với nhà trường, với mọi người. Thế nhưng, nhà trường vẫn không dám nhận cháu vào vì các phụ huynh phản đối. Gia đình tôi đành để cháu ở nhà. Mỗi khi đi đâu, tôi không dám cho cháu đi ngang qua trường mầm non, bởi sợ cháu hỏi: “Sao con không được đi lớp giống như các bạn?”. Giờ tôi không biết phải làm thế nào. Chẳng lẽ con tôi sẽ phải chịu sự xa lánh, kì thị của mọi người mãi sao? Chúng tôi phải làm thế nào để mọi người chấp nhận cháu, để cháu được đi học, được vui chơi cùng bạn bè? Nhiều lúc, chúng tôi cũng đã nghĩ đến chuyện chuyển nhà, nhưng lại sợ nơi ở mới cũng như quê tôi thì chúng tôi biết làm sao bây giờ? Nhiều lúc tôi chỉ muốn tìm đến cái chết vì nghĩ nếu tôi chết rồi, có lẽ người xung quanh sẽ đỡ kỳ thị cháu.

Tôi năm nay 27 tuổi, đã có chồng và 1 con nhỏ. 5 năm trước, khi vừa được 22 tuổi, trong 1 lần đi ăn cùng bạn bè, tôi uống say và trót đi quá giới hạn với một anh cũng chơi trong đám bạn đó. Chúng tôi không có tình cảm gì với nhau nên chỉ coi đó như một lần say rượu và không liên lạc gì với nhau nữa. Thú thực là tôi cũng day dứt vì chuyện này nhưng biết làm thế nào được, chuyện đã xảy ra rồi, và tôi chẳng thể thay đổi được gì. Sau đó ít lâu, tôi vào miền Nam lập nghiệp. Tại xóm trọ, tôi gặp 1 người đồng hương. Giữa nơi đất khách quê người, thiếu thốn tình cảm nên chúng tôi thường quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, rồi dần dần nảy sinh tình cảm với đối phương. Sau khi anh ngỏ lời, chúng tôi về quê xin phép gia đình và đã tổ chức lễ cưới cách đây hơn 3 năm.

Cưới nhau được mấy tháng, tôi sinh ra ốm yếu và có những biểu hiện rất lạ. Đầu năm 2019, tôi mang thai. Lúc thai được 2 tháng, tôi thường xuyên bị ho, người nóng sốt và lúc nào cũng thấy mệt mỏi, toàn thân nổi mẩn đỏ như muỗi cắn. Hơn nữa tôi thường mất ngủ, ban đầu còn chợp mắt được đôi lúc nhưng về sau, hầu như thức trắng cả đêm. Tôi rất lo lắng, không biết mình bị bệnh gì. Chồng tôi và 2 bên gia đình đưa tôi đi khắp nơi tìm thầy, tìm thuốc để chữa trị, nhưng bệnh không khỏi. Mọi người hi vọng rằng đó chỉ là những triệu chứng do mang thai, sau khi sinh tôi sẽ trở lại bình thường. Đúng lúc ấy, tôi nghe tin người đàn ông đã từng quan hệ với tôi đã qua đời vì căn bệnh AIDS. Như một linh tính, tôi tự mình đi làm xét nghiệm rồi nhận tin dữ là mình đã nhiễm HIV. Lúc ấy, tôi cảm thấy trời đất chao đảo, chân tay rụng rời. Chồng tôi rất yêu tôi. Trước khi chúng tôi đến với nhau, anh ấy cũng chưa có người phụ nữ nào khác. Chắc chắn tôi không bị nhiễm HIV từ chồng, mà chỉ có thể là hậu quả của lần “say rượu loạn tính” ngày ấy. Sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi quyết định thú thật mọi chuyện với chồng và khuyên anh đi làm xét nghiệm. Kết quả, chồng tôi cũng dương tính với HIV. Không khí trong nhà trở nên nặng nề, 2 bên nội ngoại thì đổ lỗi cho nhau. Tôi đau đớn, tủi hổ và cảm thấy có lỗi với chồng, với đứa con trong bụng vô cùng. Tôi làm thì tôi phải chịu nhưng chồng và đứa con chưa ra đời của tôi vô tội, họ chỉ là nạn nhân mà thôi. Tôi không thể hình dung được rằng, có ngày mình mang đến bản án tử thần cho chồng và cho con. Tôi chẳng còn mặt mũi nào đối diện với chồng con, với 2 bên gia đình nữa. Nhưng chồng tôi đã rộng lượng mà tha thứ cho tôi và khuyên giải gia đình 2 bên. Điều đó làm cho tôi được an ủi rất nhiều và thấy mình thật may mắn vì được là vợ anh.

Nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ, vợ chồng tôi bắt đầu sử dụng thuốc kháng virus HIV. Sức khỏe của chúng tôi dần ổn định. Chúng tôi cũng áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Và thật may mắn, con tôi đã âm tính với HIV. Các bác sĩ cho biết, cháu phát triển hoàn toàn bình thường và không hề có căn bệnh như bố mẹ. Gia đình tôi như vỡ òa vì vui mừng và hạnh phúc.

Thế nhưng, khi biết vợ chồng tôi nhiễm HIV, hàng xóm luôn xa lánh và kỳ thị. Đứa con bé bỏng, vô tội của tôi cũng phải lớn lên với sự ghẻ lạnh và xa lánh của người đời. Khi cháu 2 tuổi, chúng tôi muốn cho cháu được đi học ở trường mầm non để được vui chơi, hòa nhập cùng các bạn. Gia đình tôi đã đem kết quả xét nghiệm của cháu đến nói với nhà trường, với mọi người. Thế nhưng, nhà trường vẫn không dám nhận cháu vào vì các phụ huynh phản đối. Gia đình tôi đành để cháu ở nhà. Mỗi khi đi đâu, tôi không dám cho cháu đi ngang qua trường mầm non, bởi sợ cháu hỏi: “Sao con không được đi lớp giống như các bạn?”. Giờ tôi không biết phải làm thế nào. Chẳng lẽ con tôi sẽ phải chịu sự xa lánh, kỳ thị của mọi người mãi sao? Chúng tôi phải làm thế nào để mọi người chấp nhận cháu, để cháu được đi học, được vui chơi cùng bạn bè? Nhiều lúc, chúng tôi cũng đã nghĩ đến chuyện chuyển nhà, nhưng lại sợ nơi ở mới cũng như quê tôi thì chúng tôi biết làm sao bây giờ? Nhiều lúc tôi chỉ muốn tìm đến cái chết vì nghĩ nếu tôi chết rồi, có lẽ người xung quanh sẽ đỡ kỳ thị cháu.

Quý vị và các bạn có thể góp ý với nhân vật bằng cách gọi đến số điện thoại 024.3934.1139 trong giờ hành chính.