Thủ tướng yêu cầu đề thi tốt nghiệp THPT tuyệt đối chính xác, phân hóa phù hợp
[VOV2] - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát kỹ các khâu, các bước, các công việc, nội dung trong công tác đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 bảo đảm tuyệt đối chính xác, an toàn, có độ phân hóa phù hợp.

[VOV2] - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát kỹ các khâu, các bước, các công việc, nội dung trong công tác đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 bảo đảm tuyệt đối chính xác, an toàn, có độ phân hóa phù hợp.

Trường "ma": Bao giờ mới đến hồi kết?
Ngoài văn bản yêu cầu dừng liên kết đào tạo với GWIS, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về việc giải quyết những hệ lụy kéo theo. Điều này khiến phụ huynh hoang mang, lo lắng, như "ngồi trên đống lửa" vì bằng cấp mà con em họ sắp được nhận đang có nguy cơ vô giá trị. Họ vẫn chờ đợi câu trả lời thỏa đáng và hướng giải quyết dứt điểm từ phía cơ quan quản lý giáo dục về việc liên kết với trường GWIS, để đảm bảo quyền lợi của học sinh. Những hệ lụy của việc mập mờ "mác" trường quốc tế như GWIS (hay trường đại học Quốc tế châu Á của Đài Loan cách đây gần 20 năm trước) bao giờ mới đến hồi kết?
Ngoài văn bản yêu cầu dừng liên kết đào tạo với GWIS, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về việc giải quyết những hệ lụy kéo theo. Điều này khiến phụ huynh hoang mang, lo lắng, như "ngồi trên đống lửa" vì bằng cấp mà con em họ sắp được nhận đang có nguy cơ vô giá trị. Họ vẫn chờ đợi câu trả lời thỏa đáng và hướng giải quyết dứt điểm từ phía cơ quan quản lý giáo dục về việc liên kết với trường GWIS, để đảm bảo quyền lợi của học sinh. Những hệ lụy của việc mập mờ "mác" trường quốc tế như GWIS (hay trường đại học Quốc tế châu Á của Đài Loan cách đây gần 20 năm trước) bao giờ mới đến hồi kết?
Đổi mới phương pháp đào tạo - Bài toán đặt ra cho các trường Sư phạm
Ðể đội ngũ sinh viên ra trường có chất lượng, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng giáo viên, đòi hỏi các trường Sư phạm cần có sự đổi mới ngay từ phương pháp đào tạo. Chúng ta cùng nghe cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thúy Hồng – Cục trưởng Cục nhà giáo – Giám đốc chương trình phát triển các trường Sư phạm trong chương trình Giáo dục và đào tạo ngày 26/04 để tìm hiểu về điều này.
Ðể đội ngũ sinh viên ra trường có chất lượng, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng giáo viên, đòi hỏi các trường Sư phạm cần có sự đổi mới ngay từ phương pháp đào tạo. Chúng ta cùng nghe cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thúy Hồng – Cục trưởng Cục nhà giáo – Giám đốc chương trình phát triển các trường Sư phạm trong chương trình Giáo dục và đào tạo ngày 26/04 để tìm hiểu về điều này.
Học sinh Việt với công trình máy hút bụi điều khiển bằng điện thoại thông minh
Máy hút bụi mini, hoạt động tự động, sử dụng cảm ứng để dò đường như một robot trong thời gian gần đây đã khá phổ biến. Tuy nhiên, việc tích hợp chức năng điều khiển hoạt động của máy hút bụi với điện thoại di động thì vẫn còn là hướng đi mới mẻ. Điều đáng nói, nghiên cứu đã triển khai thành sản phẩm trên thực tế này đã được thực hiện bởi một học sinh lớp 12 trường THPT Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội cùng cô giáo dạy vật lí của mình. Cùng tìm hiểu công trình máy hút bụi điều khiển bằng điện thoại thông minh trong chương trình Con đường tri thức phát sóng ngày 25/04
Máy hút bụi mini, hoạt động tự động, sử dụng cảm ứng để dò đường như một robot trong thời gian gần đây đã khá phổ biến. Tuy nhiên, việc tích hợp chức năng điều khiển hoạt động của máy hút bụi với điện thoại di động thì vẫn còn là hướng đi mới mẻ. Điều đáng nói, nghiên cứu đã triển khai thành sản phẩm trên thực tế này đã được thực hiện bởi một học sinh lớp 12 trường THPT Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội cùng cô giáo dạy vật lí của mình. Cùng tìm hiểu công trình máy hút bụi điều khiển bằng điện thoại thông minh trong chương trình Con đường tri thức phát sóng ngày 25/04
Tìm hiểu về chữ "Quyền" và "Thế"
Chữ "Quyền" và "Thế" có phải là gốc Hán hay không? Cách dùng hai từ này trong Tiếng Việt như thế nào? Chúng ta sẽ cùng TS Trịnh Ngọc Ánh, giảng viên trường Đại học Thủ Đô tìm hiểu trong chương trình Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Chữ "Quyền" và "Thế" có phải là gốc Hán hay không? Cách dùng hai từ này trong Tiếng Việt như thế nào? Chúng ta sẽ cùng TS Trịnh Ngọc Ánh, giảng viên trường Đại học Thủ Đô tìm hiểu trong chương trình Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Quan trọng là giáo dục bằng tình thương
Bạo lực học đường đang là 1 trong những vấn đề nhức nhối của xã hội và nhà trường. Điều đáng nói, cách hành xử bạo lực không chỉ diễn ra giữa các học sinh với nhau mà còn từ những người đang đứng trên bục giảng. Nó đặt ra vấn đề cần thiết phải xem xét lại kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm của thầy cô giáo, nhất là với những giáo viên trẻ, cần phải chú trọng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên trau dồi nghiệp vụ sư phạm. Cách ứng xử của thầy cô cũng cần xuất phát từ tình thương học trò. Có như vậy họ mới có thể đứng vững lâu dài trên bục giảng, vượt qua được những áp lực nghề nghiệp mà mình đã chọn. Đây cũng là điều mà nhà giáo ưu tú, nhà tâm lý học Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội chia sẻ trong chương trình Giáo dục đào tạo ngày 23/04.
Bạo lực học đường đang là 1 trong những vấn đề nhức nhối của xã hội và nhà trường. Điều đáng nói, cách hành xử bạo lực không chỉ diễn ra giữa các học sinh với nhau mà còn từ những người đang đứng trên bục giảng. Nó đặt ra vấn đề cần thiết phải xem xét lại kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm của thầy cô giáo, nhất là với những giáo viên trẻ, cần phải chú trọng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên trau dồi nghiệp vụ sư phạm. Cách ứng xử của thầy cô cũng cần xuất phát từ tình thương học trò. Có như vậy họ mới có thể đứng vững lâu dài trên bục giảng, vượt qua được những áp lực nghề nghiệp mà mình đã chọn. Đây cũng là điều mà nhà giáo ưu tú, nhà tâm lý học Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội chia sẻ trong chương trình Giáo dục đào tạo ngày 23/04.
Sinh viên có nên đi làm thêm?
Rất nhiều bạn sinh viên mong muốn tìm kiếm một công việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn, mở rộng mối quan hệ và tự chủ được kinh tế cho những phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. Đó là một trải nghiệm khá thú vị khi bạn còn là sinh viên. Nhưng hãy cân nhắc xem mình được gì, mất gì, và cho mình một lựa chọn thông minh nhất để không phí hoài quãng thời gian 4 năm đại học quý giá của mình. Hãy cùng chia sẻ nội dung này trong chương trình Hành trang trẻ ngày 22/04
Rất nhiều bạn sinh viên mong muốn tìm kiếm một công việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn, mở rộng mối quan hệ và tự chủ được kinh tế cho những phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. Đó là một trải nghiệm khá thú vị khi bạn còn là sinh viên. Nhưng hãy cân nhắc xem mình được gì, mất gì, và cho mình một lựa chọn thông minh nhất để không phí hoài quãng thời gian 4 năm đại học quý giá của mình. Hãy cùng chia sẻ nội dung này trong chương trình Hành trang trẻ ngày 22/04
Dừng chương trình liên kết: "Ngã ngửa" vì cái gọi là trường "ma"
Trường George Washington International School (GWIS) đang liên kết với nhiều trường phổ thông tại 14 tỉnh, thành nước ta những năm qua (trong đó có trường Phổ thông quốc tế Newton, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bỗng chốc chỉ là... trường "ma"! Điều này khiến hàng ngàn học sinh hoang mang, phụ huynh thì vô cùng bất bình, còn quản lý các trường sau khi "ngã ngửa" thì hoang mang và mắc kẹt vì Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành lệnh dừng liên kết. Chương trình Giáo dục và đào tạo ngày 21/04 bàn luận về nội dung này.
Trường George Washington International School (GWIS) đang liên kết với nhiều trường phổ thông tại 14 tỉnh, thành nước ta những năm qua (trong đó có trường Phổ thông quốc tế Newton, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bỗng chốc chỉ là... trường "ma"! Điều này khiến hàng ngàn học sinh hoang mang, phụ huynh thì vô cùng bất bình, còn quản lý các trường sau khi "ngã ngửa" thì hoang mang và mắc kẹt vì Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành lệnh dừng liên kết. Chương trình Giáo dục và đào tạo ngày 21/04 bàn luận về nội dung này.
Xếp hạng đại học: Giải pháp cho nền giáo dục Việt Nam
Hệ thống giáo dục đại học nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ với xu thế quốc tế hóa và tự chủ. Điều này cũng đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học phải cạnh tranh gay gắt về vị thế, thứ hạng, danh tiếng trong khu vực và trên quốc tế. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng hiện tại Việt Nam vẫn còn ít trường nằm trong bảng xếp hạng các trường đại học châu Á và trong các bảng xếp hạng quốc tế khác. Vì vậy, việc thúc đẩy tự chủ đại học, hội nhập quốc tế và nâng cao thương hiệu các trường đại học thông qua bảo đảm chất lượng và xếp hạng đại học được xem là những giải pháp mũi nhọn để phát triển giáo dục đại học nước nhà. Nội dung này được đề cập trong chương trình Giáo dục và đào tạo ngày 19/04.
Hệ thống giáo dục đại học nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ với xu thế quốc tế hóa và tự chủ. Điều này cũng đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học phải cạnh tranh gay gắt về vị thế, thứ hạng, danh tiếng trong khu vực và trên quốc tế. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng hiện tại Việt Nam vẫn còn ít trường nằm trong bảng xếp hạng các trường đại học châu Á và trong các bảng xếp hạng quốc tế khác. Vì vậy, việc thúc đẩy tự chủ đại học, hội nhập quốc tế và nâng cao thương hiệu các trường đại học thông qua bảo đảm chất lượng và xếp hạng đại học được xem là những giải pháp mũi nhọn để phát triển giáo dục đại học nước nhà. Nội dung này được đề cập trong chương trình Giáo dục và đào tạo ngày 19/04.
Cách mạng công nghiệp 4.0: Không loại trừ ngành giáo dục
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn, tác động đến nhiều lĩnh vực đối với đời sống, kinh tế xã hội và đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của xã hội. Nắm bắt nhu cầu học tập của học sinh, quản lí việc học hành của con cái và các thầy cô giáo giỏi có môi trường để khẳng định trình độ, năng lực, kĩ năng sư phạm, rất nhiều đơn vị đã tận dụng công nghệ trong thế giới mạng ngày một phổ biến và rộng mở. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn xu hướng giáo dục thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trong chương trình Con đường tri thức (18/04) (Ảnh Internet)
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn, tác động đến nhiều lĩnh vực đối với đời sống, kinh tế xã hội và đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của xã hội. Nắm bắt nhu cầu học tập của học sinh, quản lí việc học hành của con cái và các thầy cô giáo giỏi có môi trường để khẳng định trình độ, năng lực, kĩ năng sư phạm, rất nhiều đơn vị đã tận dụng công nghệ trong thế giới mạng ngày một phổ biến và rộng mở. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn xu hướng giáo dục thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trong chương trình Con đường tri thức (18/04) (Ảnh Internet)
Thi tuyển đánh giá năng lực vào lớp 6: Lại "bài ca" dạy thêm học thêm?
Sau 3 năm bỏ thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức, năm học tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6 đối với một số trường đặc thù. Một số ý kiến cho rằng nếu áp dụng hình thức thi tuyển này, học sinh sẽ phải ôn luyện từ hồi lớp 3, lớp 4. Điều đó sẽ lại khiến cho tình trạng học thêm, dạy thêm tăng cao hoặc rộ lên hiện tượng đổ xô đăng ký vào một số trường điểm.
Sau 3 năm bỏ thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức, năm học tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6 đối với một số trường đặc thù. Một số ý kiến cho rằng nếu áp dụng hình thức thi tuyển này, học sinh sẽ phải ôn luyện từ hồi lớp 3, lớp 4. Điều đó sẽ lại khiến cho tình trạng học thêm, dạy thêm tăng cao hoặc rộ lên hiện tượng đổ xô đăng ký vào một số trường điểm.