Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 136/2020/TT-BQP ngày 29/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) trong Bộ Quốc phòng, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động như sau:

1. Trường hợp điều trị nội trú: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của người lao động (NLĐ) hoặc con dưới 7 tuổi của NLĐ; trường hợp chuyển tuyến Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở Khám chữa bệnh (KCB) thì thay bằng giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở KCB thể hiện thời gian vào viện.

2.Trường hợp điều trị ngoại trú: Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị.

Về chế độ thai sản:

Theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 34 Luật BHXH, thì: Lao động nữ (bao gồm cả nữ sĩ quan, nữ Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Tại Khoản 2 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 quy định: Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

- 05 ngày làm việc (sinh thường);

- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo qui định trên trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Đồng thời, tại Điều 38 của Luật BHXH cũng quy định: Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH (hoặc cả cha và mẹ tham gia BHXH, nhưng người mẹ có tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con) thì cha được nhận trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con nếu người cha .

Thời hạn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản của quân nhân và người lao động công tác trong Bộ Quốc phòng:

Theo quy định tại Điều 102 Luật BHXH, thì việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản được quy định như sau:

1.Đối với người lao động: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động đã thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú.

2. Đối với người sử dụng lao động: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định và nộp cho cơ quan BHXH.

3.Đối với cơ quan BHXH: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mời quý vị và các bạn nghe trao đổi của phóng viên chương trình với Thượng tá Nguyễn Văn Quảng, Phó Trưởng phòng Chế độ chính sách - BHXH Bộ Quốc phòng tại đây: