Đó là chia sẻ của PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Theo bà, cần cân đối giữa chất đạm động vật và đạm thực vật bởi mỗi loại chất đạm đều có giá trị dinh dưỡng khác nhau giúp cho cơ thể có được sức đề kháng tốt nhất.

Cân đối giữa các chất béo: Chất béo là nguồn thiết yếu trong chế độ ăn, tuy nhiên, mỗi độ tuổi khác nhau có nhu cầu chất béo khác nhau. Đối với chất béo có nguồn gốc từ động vật, tỷ lệ này nên chiếm 20 - 25% nhu cầu năng lượng ở người trưởng thành. Chất béo không no có nhiều trong cá thu, cá mòi, cá hồi,... hay trong hạt óc chó, hạt lanh,... giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính.

Cân đối giữa các loại vitamin và khoáng chất để cơ thể hấp thu canxi và phốt pho một cách dễ dàng nhất. Cân đối giữa các vitamin B1, vitamin B2, vitamin BP, chất chống oxy hóa như selen, kẽm, vitamin D… giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu ăn không đầy đủ hoặc không cân đối giữa 4 nhóm chất trên, chẳng hạn như ăn quá nhiều thịt mà ít rau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm gia tăng axit béo bão hòa, mất đi tính cân đối giữa các axit béo dẫn đến làm tăng triglyceride máu, tăng cholesterol trong khẩu phần dẫn đến rối loạn chuyển hóa cholesterol máu, lâu ngày dễ gặp các vấn đề sức khỏe như mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thậm chí những biến chứng khác về tim mạch. “Ăn ít chất xơ sẽ dẫn đến táo bón, những chất cặn bã trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài làm tăng cholesterol máu, giảm khả năng miễn dịch trong cơ thể. Các bệnh mãn tính không lây cũng gia tăng nếu người dân ăn nhiều chất ngọt có trong bánh kẹo, nước ngọt…” - PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết thêm.

Trong những ngày này, khi nước ta đang đối mặt với cuộc chiến chống Covid-19, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là ngoài việc thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế thì làm thế nào để ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và tăng sức đề kháng cho cơ thể, không bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

PGS.TS Lê Bạch Mai khuyên mọi người nên ăn cân đối 4 nhóm dưỡng trên, ngoài ra có thể bổ sung thêm một số sản phẩm như đông trùng hạ thảo. Các dưỡng chất trong đông trùng hạ thảo, đặc biệt là các chất khoáng như selen, kẽm, mangan, sắt, đồng, vitamin D và A, 17 axit amin, trong đó có axit amin cần thiết sẽ giúp cho cơ thể có khối cơ săn chắc hơn, vận động tốt hơn, hệ hô hấp vận động cũng tốt hơn.

2 dược chất quý trong đông trùng hạ thảo là Cordycepin và adenosine còn là cầu nối năng lượng giúp sản xuất ra bạch cầu, các kháng thể giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn.

Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều loại đông trùng hạ thảo từ dạng nguyên con sấy khô đến bào chế thành trà hoặc viên nang. Việc chọn sản phẩm nào còn tùy vào thị hiếu mỗi người. Ví dụ dạng tươi, nguyên con phù hợp với người ở nhà; dạng viên, dạng nước, dạng pha trà phù hợp với người đi làm công việc hành chính…

“Mọi người nên uống đông trùng hạ thảo vào buổi sáng và buổi tối, xa bữa ăn thì việc tiếp thu các hoạt chất trong đông trùng hạ thảo sẽ tốt hơn. Khi lựa chọn đông trùng hạ thảo thì nên quan sát hàm lượng công bố ở trên bao bì để chúng ta sử dụng cho phù hợp; nên mua sản phẩm của các nhà sản xuất có uy tín, được cấp phép bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền” – PGS.TS Lê Bạch Mai khuyến cáo.

Đông trùng hạ thảo có thể sử dụng đối với đối tượng hơn 12 tuổi trở lên. Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của BS, nhà sản xuất trước khi sử dụng.