Bế mạc liên hoan hát Then đàn Tính lần thứ VII: Đọng lại những giá trị vô giá
[VOV2] - Sau 3 ngày hoạt động phong phú, Liên hoan hát Then đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái Lần thứ VII đã khép lại với những dấu ấn khó phai, lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc và đọng lại những giá trị vô giá
[VOV2] - Sau 3 ngày hoạt động phong phú, Liên hoan hát Then đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái Lần thứ VII đã khép lại với những dấu ấn khó phai, lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc và đọng lại những giá trị vô giá
Truyện ngắn "Mất phương hướng": Nỗi cô đơn giấu kín
Nhân vật "tôi" và Nhân là hai người đàn ông làm việc cùng một cơ quan. Họ làm việc không có chủ đích, không hi vọng, không niềm vui. Họ tìm đến rượu, thuốc lá để tiêu sầu, để trốn chạy với thực tại. Nhân vật "tôi" đã hình dung số phận mình nhạt nhòa, vô vị, đến cái tên mình cũng bị nhòa lẫn với bao nhiêu người khác. Và rồi Nhân (bạn anh) một ngày biến mất, như một cách thoát khỏi cuộc sống này. (Đọc truyện đêm khuya 08/9/2017)
Nhân vật "tôi" và Nhân là hai người đàn ông làm việc cùng một cơ quan. Họ làm việc không có chủ đích, không hi vọng, không niềm vui. Họ tìm đến rượu, thuốc lá để tiêu sầu, để trốn chạy với thực tại. Nhân vật "tôi" đã hình dung số phận mình nhạt nhòa, vô vị, đến cái tên mình cũng bị nhòa lẫn với bao nhiêu người khác. Và rồi Nhân (bạn anh) một ngày biến mất, như một cách thoát khỏi cuộc sống này. (Đọc truyện đêm khuya 08/9/2017)
Truyện ngắn "Phận lá vàng": Phận đời cô gái La Hủ
Với giọng văn tâm tình, thủ thỉ, nhưng chất phác và thật mộc như núi rừng, nhà văn Nguyễn Xuân Hải đã dẫn dắt người đọc, người nghe khám phá ngóc ngách tâm hồn của Mùa - cô gái đang đứng giữa bờ chênh vênh của hiện tại, quá khứ và tương lai. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, vậy mà ta có cảm giác, chính Mùa đang tự sự về cuộc đời của mình. Và câu chuyện ấy không chỉ riêng "Phận Mùa" mà còn là bao "Phận đời La Hủ". (Đọc truyện đêm khuya 07/9/2017)
Với giọng văn tâm tình, thủ thỉ, nhưng chất phác và thật mộc như núi rừng, nhà văn Nguyễn Xuân Hải đã dẫn dắt người đọc, người nghe khám phá ngóc ngách tâm hồn của Mùa - cô gái đang đứng giữa bờ chênh vênh của hiện tại, quá khứ và tương lai. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, vậy mà ta có cảm giác, chính Mùa đang tự sự về cuộc đời của mình. Và câu chuyện ấy không chỉ riêng "Phận Mùa" mà còn là bao "Phận đời La Hủ". (Đọc truyện đêm khuya 07/9/2017)
"Napoleon đại đế"-Thêm một cuốn sách hay về Napoleon được xuất bản tại Việt Nam
Napoleon là một nhân vật đặc biệt vĩ đại và hấp dẫn trong lịch sử Pháp cũng như lịch sử thế giới. Cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm, tài năng của ông đã là chủ đề của hàng nghìn cuốn sách trong suốt hai thế kỉ qua, và có lẽ sẽ còn được nghiên cứu tiếp trong nhiều thế kỉ sau nữa. Rất nhiều sách viết về nhân vật lịch sử đã đi vào huyền thoại này. Tuy nhiên, quy mô, đồ sộ bậc nhất phải kể đến tập “ Napoleon đại đế” vừa mới ra mắt độc giả Việt Nam (Tạp chí văn hóa phát 10/09/2017)
Napoleon là một nhân vật đặc biệt vĩ đại và hấp dẫn trong lịch sử Pháp cũng như lịch sử thế giới. Cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm, tài năng của ông đã là chủ đề của hàng nghìn cuốn sách trong suốt hai thế kỉ qua, và có lẽ sẽ còn được nghiên cứu tiếp trong nhiều thế kỉ sau nữa. Rất nhiều sách viết về nhân vật lịch sử đã đi vào huyền thoại này. Tuy nhiên, quy mô, đồ sộ bậc nhất phải kể đến tập “ Napoleon đại đế” vừa mới ra mắt độc giả Việt Nam (Tạp chí văn hóa phát 10/09/2017)
Cô và mẹ: hai mặt trời của con
Dù hiện nay các phương tiện thông tin giải trí vô cùng phong phú và đa dạng thì việc nghe đài phát thanh, đặc biệt là Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn là thói quen của nhiều người. Phần đầu chương trình, các bạn cùng trở lại những kỉ niệm ấu thơ với hình ảnh chiếc đài Radio qua bài viết "Chiếc đài gẫy ăng ten của ông" của tác giả Hoàng Thanh Trang. Tiếp đó là cuộc trò chuyện giữa biên tập viên Hoàng Hiệp và nhà thơ Trần Quốc Toàn về bài thơ "Cô và mẹ". Những cảm xúc thân thương của tình thầy trò trong truyện ngắn "Xin lỗi thầy" của tác giả Alex Chu là lời chào tạm biệt của những người làm chương trình với các bạn. (Văn nghệ thiếu nhi 07/9/2017)
Dù hiện nay các phương tiện thông tin giải trí vô cùng phong phú và đa dạng thì việc nghe đài phát thanh, đặc biệt là Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn là thói quen của nhiều người. Phần đầu chương trình, các bạn cùng trở lại những kỉ niệm ấu thơ với hình ảnh chiếc đài Radio qua bài viết "Chiếc đài gẫy ăng ten của ông" của tác giả Hoàng Thanh Trang. Tiếp đó là cuộc trò chuyện giữa biên tập viên Hoàng Hiệp và nhà thơ Trần Quốc Toàn về bài thơ "Cô và mẹ". Những cảm xúc thân thương của tình thầy trò trong truyện ngắn "Xin lỗi thầy" của tác giả Alex Chu là lời chào tạm biệt của những người làm chương trình với các bạn. (Văn nghệ thiếu nhi 07/9/2017)
Nhà thơ Võ Thanh An: Một giọng thơ Xứ Nghệ
Nhà thơ Võ Thanh An (tên khai sinh là Trần Quang Vinh) sinh năm 1942. Bút danh Võ Thanh An ghép từ ba chữ của quê ông: xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông viết không nhiều, luôn khắt khe với ngòi bút của mình và thường được nhắc đến với những nét tính cách đặc trưng Xứ Nghệ. Do tuổi cao bệnh nặng, nhà thơ Võ Thanh An đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi. Để nhớ đến ông, mục "Thơ tác giả tự đọc” gửi tới các bạn một chùm thơ qua giọng đọc của chính tác giả (Băng lưu trữ trong kho tư liệu Đài Tiếng Nói Việt Nam). (Tiếng thơ 09/9/2017)
Nhà thơ Võ Thanh An (tên khai sinh là Trần Quang Vinh) sinh năm 1942. Bút danh Võ Thanh An ghép từ ba chữ của quê ông: xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông viết không nhiều, luôn khắt khe với ngòi bút của mình và thường được nhắc đến với những nét tính cách đặc trưng Xứ Nghệ. Do tuổi cao bệnh nặng, nhà thơ Võ Thanh An đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi. Để nhớ đến ông, mục "Thơ tác giả tự đọc” gửi tới các bạn một chùm thơ qua giọng đọc của chính tác giả (Băng lưu trữ trong kho tư liệu Đài Tiếng Nói Việt Nam). (Tiếng thơ 09/9/2017)
Cây nêu-di sản văn hóa độc đáo trong các lễ hội của dân tộc Cor ở Quảng Nam
Ở tỉnh Quảng Ngãi, dân tộc Cor có khoảng 30 nghìn sống tại các huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Hà và Bình Sơn. Một trong những nét văn hóa đặc sắc được đồng bào gìn giữ cho đến ngày nay là nghi thức dựng cây nêu trong những ngày lễ, ngày hội. Với đồng bào Cor, cây nêu là loại cây quan trọng nhất, là biểu tượng của sợi dây tâm linh để nối con người với thần linh, ông bà, tổ tiên…,đồng thời là biểu tượng của sự đoàn kết của dân làng (Giao lưu văn hóa phát 6/9/2017)
Ở tỉnh Quảng Ngãi, dân tộc Cor có khoảng 30 nghìn sống tại các huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Hà và Bình Sơn. Một trong những nét văn hóa đặc sắc được đồng bào gìn giữ cho đến ngày nay là nghi thức dựng cây nêu trong những ngày lễ, ngày hội. Với đồng bào Cor, cây nêu là loại cây quan trọng nhất, là biểu tượng của sợi dây tâm linh để nối con người với thần linh, ông bà, tổ tiên…,đồng thời là biểu tượng của sự đoàn kết của dân làng (Giao lưu văn hóa phát 6/9/2017)
“Những tấm lòng cao cả”: Trang truyện của tình yêu thương
Cuốn truyện “Những tấm lòng cao cả” được nhà văn Edmondo De Amicis sáng tác dưới hình thức nhật ký của cậu bé 10 tuổi En-ri-cô Bô-ti-ni. Những trang nhật ký ấm áp tình cảm miêu tả về những người thân trong gia đình, về thầy cô và bạn bè với cách kể chuyện dung dị, chân thực về nhân cách sống cùng những tấm lòng cao cả thánh thiện trong các các sự việc hằng ngày. (Văn nghệ thiếu nhi 08/9/2017)
Cuốn truyện “Những tấm lòng cao cả” được nhà văn Edmondo De Amicis sáng tác dưới hình thức nhật ký của cậu bé 10 tuổi En-ri-cô Bô-ti-ni. Những trang nhật ký ấm áp tình cảm miêu tả về những người thân trong gia đình, về thầy cô và bạn bè với cách kể chuyện dung dị, chân thực về nhân cách sống cùng những tấm lòng cao cả thánh thiện trong các các sự việc hằng ngày. (Văn nghệ thiếu nhi 08/9/2017)
Chàng Cô-dắc tốt bụng
Những câu chuyện cổ tích không chỉ đưa người đọc, người nghe đến với những thế giới thần kì mà còn dạy mọi người nhiều bài học về đức tính tốt của con người. Đó là những tấm gương về lòng dũng cảm, sự chăm chỉ, lòng tốt, tinh thần giúp đỡ người khác. Qua giọng kể Quỳnh Vân, chúng ta làm quen với chàng Cô-dắc tốt bụng. Lòng tốt của chàng Cô-dắc đã được đền đáp xứng đáng. Chàng lấy được nàng công chúa xinh đẹp và sống cuộc sống hạnh phúc. (Kể truyện và hát ru 07/9/2017)
Những câu chuyện cổ tích không chỉ đưa người đọc, người nghe đến với những thế giới thần kì mà còn dạy mọi người nhiều bài học về đức tính tốt của con người. Đó là những tấm gương về lòng dũng cảm, sự chăm chỉ, lòng tốt, tinh thần giúp đỡ người khác. Qua giọng kể Quỳnh Vân, chúng ta làm quen với chàng Cô-dắc tốt bụng. Lòng tốt của chàng Cô-dắc đã được đền đáp xứng đáng. Chàng lấy được nàng công chúa xinh đẹp và sống cuộc sống hạnh phúc. (Kể truyện và hát ru 07/9/2017)
"Team chảnh" hay "Team ảo"?
Trong khu phố nọ, Chó Trắng, Chó Cảnh và Chó Mực vốn chơi rất thân với nhau. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế của chủ nhà nuôi Chó Trắng và Chó Cảnh ngày một khá lên, nên Chó Trắng và Chó Cảnh dần xa lánh chó Mực vì gia đình nuôi chó Mực rất nghèo. Không những thế, Chó Trắng và Chó Cảnh còn tự phong cho mình là “Team chảnh”, còn gọi Chó Mực là “Team nghèo”. Không biết tình bạn của họ sẽ ra sao khi có sự phân biệt như vậy nhỉ? Và "Team chảnh" có mãi chiếm ưu thế? Mời các em theo dõi tiểu phẩm hài truyền thanh "Team chảnh" của chị Ong Vàng để cùng khám phá nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 06/9/2017)
Trong khu phố nọ, Chó Trắng, Chó Cảnh và Chó Mực vốn chơi rất thân với nhau. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế của chủ nhà nuôi Chó Trắng và Chó Cảnh ngày một khá lên, nên Chó Trắng và Chó Cảnh dần xa lánh chó Mực vì gia đình nuôi chó Mực rất nghèo. Không những thế, Chó Trắng và Chó Cảnh còn tự phong cho mình là “Team chảnh”, còn gọi Chó Mực là “Team nghèo”. Không biết tình bạn của họ sẽ ra sao khi có sự phân biệt như vậy nhỉ? Và "Team chảnh" có mãi chiếm ưu thế? Mời các em theo dõi tiểu phẩm hài truyền thanh "Team chảnh" của chị Ong Vàng để cùng khám phá nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 06/9/2017)
Vì sao vua Trần Duệ Tông đặc biệt yêu quý Quý phi Bích Châu?
Nguyễn Thị Bích Châu là con gái cưng của vị quan họ Nguyễn người trấn Sơn Nam Hạ, một cận thần dưới triều Trần. Bích Châu sớm nổi tiếng thông tuệ, giỏi văn chương thi phú, thạo âm nhạc. Năm 1373, bà được vua Trần Dụ Tông tuyển vào cung và phong làm Quý phi. Năm 1377, mặc dù quan ngự sử Lê Tích và quý phi Nguyễn Thị Bích Châu ra sức can ngăn song vua Trần Duệ Tông vẫn quyết cầm quân đi đánh Chiêm Thành và kết cục cả vua và Quý phi đều phải bỏ xác nơi trận mạc. Bà Nguyễn Thị Bích Châu phải trẫm mình xuống biển. Tình thế dẫn đến việc bà Bích Châu phải trẫm mình nơi biển cả như thế nào? Vì sao bà được gọi là Chế Thắng phu nhân? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua theo dõi chương trình Đất nước ngàn năm 7/9/2017.
Nguyễn Thị Bích Châu là con gái cưng của vị quan họ Nguyễn người trấn Sơn Nam Hạ, một cận thần dưới triều Trần. Bích Châu sớm nổi tiếng thông tuệ, giỏi văn chương thi phú, thạo âm nhạc. Năm 1373, bà được vua Trần Dụ Tông tuyển vào cung và phong làm Quý phi. Năm 1377, mặc dù quan ngự sử Lê Tích và quý phi Nguyễn Thị Bích Châu ra sức can ngăn song vua Trần Duệ Tông vẫn quyết cầm quân đi đánh Chiêm Thành và kết cục cả vua và Quý phi đều phải bỏ xác nơi trận mạc. Bà Nguyễn Thị Bích Châu phải trẫm mình xuống biển. Tình thế dẫn đến việc bà Bích Châu phải trẫm mình nơi biển cả như thế nào? Vì sao bà được gọi là Chế Thắng phu nhân? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua theo dõi chương trình Đất nước ngàn năm 7/9/2017.