Bế mạc liên hoan hát Then đàn Tính lần thứ VII: Đọng lại những giá trị vô giá
[VOV2] - Sau 3 ngày hoạt động phong phú, Liên hoan hát Then đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái Lần thứ VII đã khép lại với những dấu ấn khó phai, lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc và đọng lại những giá trị vô giá
[VOV2] - Sau 3 ngày hoạt động phong phú, Liên hoan hát Then đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái Lần thứ VII đã khép lại với những dấu ấn khó phai, lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc và đọng lại những giá trị vô giá
Nguyễn Lương Bằng – một tấm gương cách mạng liêm chính chí công, vô tư
Tham gia cách mạng từ rất sớm, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Đặc biệt trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, ông đã cùng anh em đi làm đủ nghề để kiếm tiền gây quỹ cho Đảng hoạt động. Cách mạng tháng 8 thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có sự đóng góp không nhỏ của ông. Mời các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa PV Đài TNVN với PGS.TS Phạm Xanh, Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội để thấy được công lao của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đối với cách mạng, đối với nhân dân (Đất nước ngàn năm phát 17/08/2017)
Tham gia cách mạng từ rất sớm, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Đặc biệt trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, ông đã cùng anh em đi làm đủ nghề để kiếm tiền gây quỹ cho Đảng hoạt động. Cách mạng tháng 8 thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có sự đóng góp không nhỏ của ông. Mời các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa PV Đài TNVN với PGS.TS Phạm Xanh, Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội để thấy được công lao của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đối với cách mạng, đối với nhân dân (Đất nước ngàn năm phát 17/08/2017)
"Cho một bài học, cóc cần chờ ai"
Câu chuyện “tự xử” giờ nhiều như cơm bữa. Chẳng cần biết đến hậu quả, những người thích hành động kiểu này luôn nghĩ rằng mình đúng. Từ đánh kẻ trộm chó, “choảng” tên bắt cóc trẻ em cho đến đốt xe những người dám giở trò “thôi miên” mà không cần báo cho cơ quan chức năng. Điều đáng lo ngại là chỉ cần nghi ngờ, những đám đông đã có thể hình thành ngay lập tức để đuổi bắt, đánh đập và cho kẻ tình nghi một bài học . Cùng nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nhà xã hội học Phạm Mạnh Hà “hội chẩn” và bốc thuốc điều trị căn bệnh nguy hiểm này. (Khách đến chơi nhà 20/08)
Câu chuyện “tự xử” giờ nhiều như cơm bữa. Chẳng cần biết đến hậu quả, những người thích hành động kiểu này luôn nghĩ rằng mình đúng. Từ đánh kẻ trộm chó, “choảng” tên bắt cóc trẻ em cho đến đốt xe những người dám giở trò “thôi miên” mà không cần báo cho cơ quan chức năng. Điều đáng lo ngại là chỉ cần nghi ngờ, những đám đông đã có thể hình thành ngay lập tức để đuổi bắt, đánh đập và cho kẻ tình nghi một bài học . Cùng nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nhà xã hội học Phạm Mạnh Hà “hội chẩn” và bốc thuốc điều trị căn bệnh nguy hiểm này. (Khách đến chơi nhà 20/08)
Nhiếp ảnh và phụ nữ
Nhiếp ảnh gia Bảo Ngọc xây dựng dự án Interlude30 dành cho phụ nữ tuổi 30 nhằm đánh thức những vẻ đẹp tiềm ẩn ở người phụ nữ lứa tuổi này. Ở đó, các nhóm nhân vật sẽ nói lên câu chuyện, vấn đề, chia sẻ thông điệp sống tích cực, bí quyết, giải pháp hỗ trợ trong cộng đồng phụ nữ (Tạp chí văn hóa phát 20/08/2017)
Nhiếp ảnh gia Bảo Ngọc xây dựng dự án Interlude30 dành cho phụ nữ tuổi 30 nhằm đánh thức những vẻ đẹp tiềm ẩn ở người phụ nữ lứa tuổi này. Ở đó, các nhóm nhân vật sẽ nói lên câu chuyện, vấn đề, chia sẻ thông điệp sống tích cực, bí quyết, giải pháp hỗ trợ trong cộng đồng phụ nữ (Tạp chí văn hóa phát 20/08/2017)
Truyện ngắn "Hạc Mai": Mộng tưởng và hiện thực
Hoa Mai là một trong bốn loại cây được xếp vào hàng tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai. Nhân vật Thức trong truyện dành hết tâm sức cho thú chơi hoa mai của mình. Niềm đam mê cây mai quý của Thức khiến “gã” được và mất nhiều thứ trong cuộc sống. Từ ngày tìm được cây bạch mai quý, Thức đắm mình với hồn mai. Thú chơi hoa mai khiến Thức thăng hoa về mặt cảm xúc, tinh thần mà quên cuộc sống đời thực có một gia đình cần chăm sóc. Người vợ trẻ vì mê cuộc sống giàu sang đã buộc Thức phải lựa chọn giữa cây mai và gia đình. Cuối cùng,Thức phải đau đớn bán đi niềm đam mê của mình. Nhân vật chịu bi kịch nội tâm vì không biết cân bằng giữa đời sống tinh thần và hiện thực. (Đọc truyện đêm khuya 14/8/2017)
Hoa Mai là một trong bốn loại cây được xếp vào hàng tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai. Nhân vật Thức trong truyện dành hết tâm sức cho thú chơi hoa mai của mình. Niềm đam mê cây mai quý của Thức khiến “gã” được và mất nhiều thứ trong cuộc sống. Từ ngày tìm được cây bạch mai quý, Thức đắm mình với hồn mai. Thú chơi hoa mai khiến Thức thăng hoa về mặt cảm xúc, tinh thần mà quên cuộc sống đời thực có một gia đình cần chăm sóc. Người vợ trẻ vì mê cuộc sống giàu sang đã buộc Thức phải lựa chọn giữa cây mai và gia đình. Cuối cùng,Thức phải đau đớn bán đi niềm đam mê của mình. Nhân vật chịu bi kịch nội tâm vì không biết cân bằng giữa đời sống tinh thần và hiện thực. (Đọc truyện đêm khuya 14/8/2017)
Trải nghiệm kỳ thú ở vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định
Nếu là người yêu thích sông nước, mây trời và ngắm những loài động, thực vật thì vườn quốc gia Xuân Thủy sẽ là điểm đến không thể bỏ qua khi bạn ghé thăm Nam Định (Chuyến đi kỳ thú phát 16/08/2017)
Nếu là người yêu thích sông nước, mây trời và ngắm những loài động, thực vật thì vườn quốc gia Xuân Thủy sẽ là điểm đến không thể bỏ qua khi bạn ghé thăm Nam Định (Chuyến đi kỳ thú phát 16/08/2017)
Từ tác phẩm văn học đến thực tiễn đời sống
Văn học phản ánh cuộc sống một cách trọn vẹn, hướng tới mọi vẻ đẹp của cuộc đời, hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Từ một vấn đề của tác phẩm đến dời sống thực tiễn đã có sự gắn bó mật thiết, hài hòa, được học trò đón nhận và kiến giải, bày tỏ quan điểm đúng mực, nhiều sáng tạo. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và cô giáo Lê Thị Thanh Tâm có nhiều thông tin bổ ích về vấn đề này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 14/8/2017)
Văn học phản ánh cuộc sống một cách trọn vẹn, hướng tới mọi vẻ đẹp của cuộc đời, hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Từ một vấn đề của tác phẩm đến dời sống thực tiễn đã có sự gắn bó mật thiết, hài hòa, được học trò đón nhận và kiến giải, bày tỏ quan điểm đúng mực, nhiều sáng tạo. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và cô giáo Lê Thị Thanh Tâm có nhiều thông tin bổ ích về vấn đề này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 14/8/2017)
Trương Định – Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp
Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông đã lấy Gò Công làm căn cứ, lợi dụng địa hình sông nước để xây dựng thành lũy, pháo đài, sử dụng chiến tranh du kích lấy ít đánh nhiều để chống trả sự xâm lược của thực dân Pháp. Bản thân Trương Định đã từ chối sự tấn phong của triều đình nhà Nguyễn, kiên quyết đi theo dân, dựa vào dân để tiến hành cuộc khởi nghĩa đến cùng. Mời các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa PV Đài TNVN với PGS.TS Phạm Xanh, Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội để cùng thấy được công lao của “Bình Tây đại nguyên soái” (Đất nước ngàn năm phát 14/08/2017)
Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông đã lấy Gò Công làm căn cứ, lợi dụng địa hình sông nước để xây dựng thành lũy, pháo đài, sử dụng chiến tranh du kích lấy ít đánh nhiều để chống trả sự xâm lược của thực dân Pháp. Bản thân Trương Định đã từ chối sự tấn phong của triều đình nhà Nguyễn, kiên quyết đi theo dân, dựa vào dân để tiến hành cuộc khởi nghĩa đến cùng. Mời các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa PV Đài TNVN với PGS.TS Phạm Xanh, Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội để cùng thấy được công lao của “Bình Tây đại nguyên soái” (Đất nước ngàn năm phát 14/08/2017)
Đôi bạn học trò
Những cánh đồng lúa chín trải dài đến cuối chân trời, khắp nơi người người hăng say lao động, tiếng nói cười âm vang. Đó là khung cảnh quen thuộc của làng quê khi vào mùa thu hoạch. Có thể coi mùa gặt là mùa vui nhất ở mọi miền thôn dã, của người nông dân quê. Các bạn cùng cảm nhận không khí rộn ràng của làng quê qua tản văn "Mùa gặt lúa” của tác giả Ngô Thị Học. Tiếp đó là những cung bậc tình cảm tuổi học trò qua bài thơ "Thủơ học trò" của tác giả Hà Đình Nguyên và tiểu phẩm "Đôi bạn" của tác giả Hoàng Hiệp. (Văn nghệ thiếu nhi 13/8/2017)
Những cánh đồng lúa chín trải dài đến cuối chân trời, khắp nơi người người hăng say lao động, tiếng nói cười âm vang. Đó là khung cảnh quen thuộc của làng quê khi vào mùa thu hoạch. Có thể coi mùa gặt là mùa vui nhất ở mọi miền thôn dã, của người nông dân quê. Các bạn cùng cảm nhận không khí rộn ràng của làng quê qua tản văn "Mùa gặt lúa” của tác giả Ngô Thị Học. Tiếp đó là những cung bậc tình cảm tuổi học trò qua bài thơ "Thủơ học trò" của tác giả Hà Đình Nguyên và tiểu phẩm "Đôi bạn" của tác giả Hoàng Hiệp. (Văn nghệ thiếu nhi 13/8/2017)
Vì sao đại hội XII Hội Nhà văn Hà Nội chậm gần hai năm?
Vừa qua, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, số 58 phố Quán Sứ, Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức đại hội lần thứ 12 (nhiệm kỳ 2015-2020). Tại sao đại hội lần này bị chậm gần hai năm? Không khí đại hội như thế nào? Những vấn đề đặt ra tại đại hội là gì? Đó là những điều mà phóng viên Anh Thư chia sẻ trong chương trình "Điểm hẹn văn nghệ" (12/8/2017)
Vừa qua, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, số 58 phố Quán Sứ, Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức đại hội lần thứ 12 (nhiệm kỳ 2015-2020). Tại sao đại hội lần này bị chậm gần hai năm? Không khí đại hội như thế nào? Những vấn đề đặt ra tại đại hội là gì? Đó là những điều mà phóng viên Anh Thư chia sẻ trong chương trình "Điểm hẹn văn nghệ" (12/8/2017)
Đặc sắc Tết nhảy của người Dao Quần chẹt
Trong chuyến di cư vượt biển của con cháu 12 họ Dao, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển, bất ngờ đoàn thuyền của các họ Dao gặp bão to, gió lớn, tính mạng các họ Dao bị đe dọa. Trong cơn nguy cấp, các họ Dao khấn cầu xin Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ vượt qua cơn hoạn nạn, vào đến đất liền an toàn và hứa sẽ làm lễ tạ ơn. Có họ thì hứa làm “Tết nhảy” như họ Lý, họ Dương, họ Bàn, họ Đặng, họ Triệu, họ Phùng….; có họ thì hứa làm “Đám Chay” như họ Triệu Gói, Triệu Đại, Triệu Mốc...để tạ ơn khi tai qua nạn khỏi. Mỗi họ có lời hứa khác nhau nên chu kỳ tổ chức Tết nhảy của các họ khác nhau, song thường thì từ 10 – 15 năm các họ trong cộng đồng người Dao Quần chẹt tổ chức Tết nhảy một lần. ( Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam 12/08/2017)
Trong chuyến di cư vượt biển của con cháu 12 họ Dao, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển, bất ngờ đoàn thuyền của các họ Dao gặp bão to, gió lớn, tính mạng các họ Dao bị đe dọa. Trong cơn nguy cấp, các họ Dao khấn cầu xin Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ vượt qua cơn hoạn nạn, vào đến đất liền an toàn và hứa sẽ làm lễ tạ ơn. Có họ thì hứa làm “Tết nhảy” như họ Lý, họ Dương, họ Bàn, họ Đặng, họ Triệu, họ Phùng….; có họ thì hứa làm “Đám Chay” như họ Triệu Gói, Triệu Đại, Triệu Mốc...để tạ ơn khi tai qua nạn khỏi. Mỗi họ có lời hứa khác nhau nên chu kỳ tổ chức Tết nhảy của các họ khác nhau, song thường thì từ 10 – 15 năm các họ trong cộng đồng người Dao Quần chẹt tổ chức Tết nhảy một lần. ( Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam 12/08/2017)