Bế mạc liên hoan hát Then đàn Tính lần thứ VII: Đọng lại những giá trị vô giá
[VOV2] - Sau 3 ngày hoạt động phong phú, Liên hoan hát Then đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái Lần thứ VII đã khép lại với những dấu ấn khó phai, lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc và đọng lại những giá trị vô giá
[VOV2] - Sau 3 ngày hoạt động phong phú, Liên hoan hát Then đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái Lần thứ VII đã khép lại với những dấu ấn khó phai, lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc và đọng lại những giá trị vô giá
Khỉ và Châu Chấu
Loài Khỉ luôn gắn với hình ảnh thông minh, tinh nghịch các bé nhỉ? Thế nhưng trong câu chuyện chị sắp giới thiệu tới các bé sau đây, có lẽ do “tinh nghịch” quá mà họ nhà Khỉ đã gây ra sự phẫn nộ với họ nhà Châu Chấu. Không biết chuyện gì đã xảy ra trên cánh đồng vốn thanh bình với những chú Châu Chấu đoàn kết, siêng năng? (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 13/01/2018)
Loài Khỉ luôn gắn với hình ảnh thông minh, tinh nghịch các bé nhỉ? Thế nhưng trong câu chuyện chị sắp giới thiệu tới các bé sau đây, có lẽ do “tinh nghịch” quá mà họ nhà Khỉ đã gây ra sự phẫn nộ với họ nhà Châu Chấu. Không biết chuyện gì đã xảy ra trên cánh đồng vốn thanh bình với những chú Châu Chấu đoàn kết, siêng năng? (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 13/01/2018)
Cây nêu trong đời sống văn hóa của người Cơtu
Cây nêu của người Cơ Tu gốm hai phần là cột nêu và cột lễ. Cột nêu làm bằng hai cây lồ ô cao vút. Cột lễ làm bằng gỗ chò to, cao từ 3-4 mét. Cột lễ được dựng ở chính giữa, còn hai cây nêu dựng thẳng hàng với cột lễ, cách đều tâm cột lễ khoảng 15-20 mét. Khi dựng lên hai cây nêu tre uốn vòng cung lên trên đỉnh của cột lễ. Cây nêu và cột lễ vừa là hình tượng nghệ thuật kiến trúc, vừa là biểu tượng tâm linh trong các nghi lễ truyền thống, thể hiện khát vọng, ước muốn về một cuộc sống no đủ cảu đồng bào (Giao lưu văn hóa các dân tộc phát 13/1/2018)
Cây nêu của người Cơ Tu gốm hai phần là cột nêu và cột lễ. Cột nêu làm bằng hai cây lồ ô cao vút. Cột lễ làm bằng gỗ chò to, cao từ 3-4 mét. Cột lễ được dựng ở chính giữa, còn hai cây nêu dựng thẳng hàng với cột lễ, cách đều tâm cột lễ khoảng 15-20 mét. Khi dựng lên hai cây nêu tre uốn vòng cung lên trên đỉnh của cột lễ. Cây nêu và cột lễ vừa là hình tượng nghệ thuật kiến trúc, vừa là biểu tượng tâm linh trong các nghi lễ truyền thống, thể hiện khát vọng, ước muốn về một cuộc sống no đủ cảu đồng bào (Giao lưu văn hóa các dân tộc phát 13/1/2018)
Vị đại quan và nỗi bi hài “trên vai đòn cứa thấu xương”
Khi về quê trí sĩ, đại thần triều Nguyễn Lê Đại Cang chỉ đem 2 kỷ vật về quê đó là thanh đại đao và chiếc đòn khiêng võng. Lê Đại Cang từng dùng thanh đại đao dẫn đoàn quân tấn công trại giặc. Còn chiếc đòn khiêng võng là kỷ vật gắn liền với 2 lần ông bị cách chức xuống làm lính khiêng võng “trên vai đòn cứa thấu xương”. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình và nhà văn Hoàng Quốc Hải trong chương trình Đất nước ngàn năm 15/1/2018 giúp quý vị và các bạn hiểu hơn những tâm tư của vị đại thần với cuộc đời làm quan gập ghềnh, trắc trở.
Khi về quê trí sĩ, đại thần triều Nguyễn Lê Đại Cang chỉ đem 2 kỷ vật về quê đó là thanh đại đao và chiếc đòn khiêng võng. Lê Đại Cang từng dùng thanh đại đao dẫn đoàn quân tấn công trại giặc. Còn chiếc đòn khiêng võng là kỷ vật gắn liền với 2 lần ông bị cách chức xuống làm lính khiêng võng “trên vai đòn cứa thấu xương”. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình và nhà văn Hoàng Quốc Hải trong chương trình Đất nước ngàn năm 15/1/2018 giúp quý vị và các bạn hiểu hơn những tâm tư của vị đại thần với cuộc đời làm quan gập ghềnh, trắc trở.
Truyện dài "Cuộc phiêu lưu của Pinochio": Cậu bé người gỗ ham chơi (Buổi 4)
Dù hứa với cha rằng sẽ chăm chỉ học tập, nhưng ngay trong buổi đầu tiên đến trường, Pinochio đã không giữ đúng lời hứa. Thay vì đi đến trường học, cậu đã rẽ vào một rạp xiếc. Các con rối đang biểu diễn rất vui mừng khi nhìn thấy Pinochio và chúng không còn muốn biểu diễn nữa. Điều ấy khiến ông chủ rạp xiếc bực bội, liền bắt Pinochio lại. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 12/01/2018)
Dù hứa với cha rằng sẽ chăm chỉ học tập, nhưng ngay trong buổi đầu tiên đến trường, Pinochio đã không giữ đúng lời hứa. Thay vì đi đến trường học, cậu đã rẽ vào một rạp xiếc. Các con rối đang biểu diễn rất vui mừng khi nhìn thấy Pinochio và chúng không còn muốn biểu diễn nữa. Điều ấy khiến ông chủ rạp xiếc bực bội, liền bắt Pinochio lại. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 12/01/2018)
Truyện dài "Cuộc phiêu lưu của Pinochio": Gặp rắc rối với Mèo và Hồ Li (Buổi 5)
Sau khi rời rạp xiếc cùng năm đồng bạc, Pinochio đã bắt gặp một con Hồ Li và một con Mèo. Pinochio chia sẻ với hai người bạn mới về dự định mua quà cho bố Geppeto. Khi biết Pinochio có năm đồng bạc, Mèo và Hồ Li đã dụ dỗ Pinochio đến Vương quốc Ngốc để trồng năm đồng bạc xuống một khoảnh đất, nhằm thu lợi nhuận khổng lồ sau khi năm cây tiền đơm hoa, kết trái. Pinochio nghe theo lời dỗ ngon ngọt đó, nên đã cùng Mèo và Hồ Li đi về phía Vương quốc Ngốc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2018)
Sau khi rời rạp xiếc cùng năm đồng bạc, Pinochio đã bắt gặp một con Hồ Li và một con Mèo. Pinochio chia sẻ với hai người bạn mới về dự định mua quà cho bố Geppeto. Khi biết Pinochio có năm đồng bạc, Mèo và Hồ Li đã dụ dỗ Pinochio đến Vương quốc Ngốc để trồng năm đồng bạc xuống một khoảnh đất, nhằm thu lợi nhuận khổng lồ sau khi năm cây tiền đơm hoa, kết trái. Pinochio nghe theo lời dỗ ngon ngọt đó, nên đã cùng Mèo và Hồ Li đi về phía Vương quốc Ngốc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2018)
Truyên kể "Mẹ hiền dạy con": Bài học làm người sâu sắc
Câu chuyện kể về mẹ của thầy Mạnh Tử rằng người mẹ đã dạy dỗ con bằng những việc làm, hành động cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Yêu thương, chăm sóc con hết lòng nhưng người mẹ cũng hết sức nghiêm khắc, kiên quyết, cương nghị trong việc dạy con nên người. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2018)
Câu chuyện kể về mẹ của thầy Mạnh Tử rằng người mẹ đã dạy dỗ con bằng những việc làm, hành động cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Yêu thương, chăm sóc con hết lòng nhưng người mẹ cũng hết sức nghiêm khắc, kiên quyết, cương nghị trong việc dạy con nên người. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2018)
Con người và thiên nhiên
Thiên nhiên với những đặc điểm khác nhau của từng mùa là những hình ảnh quen thuộc trong thơ, văn dành cho thiếu nhi. Phần đầu chương trình, các bạn nghe bài thơ rất trong trẻo, vui nhộn với hình ảnh, âm thanh thiên nhiên của tác giả Nguyễn Lãm Thắng có nhan đề "Chim sâu tập hót". Các loài vât, cây cối, thiên nhiên được nhân cách hóa thể hiện niềm hân hoan của con người đón ngày mới. Tiếp đó là tiểu phẩm “Con chim én nhỏ” do biên tập viên Hoàng Hiệp chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Thùy An nói tới việc bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp. Phần cuối là bài “Con yêu mẹ” của tác giả Phùng Ngọc Yến viết về sự hi sinh cao đẹp của người mẹ. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 11/01/2018)
Thiên nhiên với những đặc điểm khác nhau của từng mùa là những hình ảnh quen thuộc trong thơ, văn dành cho thiếu nhi. Phần đầu chương trình, các bạn nghe bài thơ rất trong trẻo, vui nhộn với hình ảnh, âm thanh thiên nhiên của tác giả Nguyễn Lãm Thắng có nhan đề "Chim sâu tập hót". Các loài vât, cây cối, thiên nhiên được nhân cách hóa thể hiện niềm hân hoan của con người đón ngày mới. Tiếp đó là tiểu phẩm “Con chim én nhỏ” do biên tập viên Hoàng Hiệp chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Thùy An nói tới việc bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp. Phần cuối là bài “Con yêu mẹ” của tác giả Phùng Ngọc Yến viết về sự hi sinh cao đẹp của người mẹ. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 11/01/2018)
Truyện ngắn "Chim trời lạc lối": Làm sao giữ nét chân quê?
“Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” - Đó là hai câu cuối trong bài thơ “Chân quê” của nhà thơ Nguyễn Bính. Chân quê không chỉ là ngoại hình mà còn là tâm hồn mang vẻ đẹp quê hương của một con người. Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ của hai người bạn gái Phượng và Cúc. Sau 20 năm xa cách, Cúc từ một cô gái thôn nữ ngây thơ, trong sáng , tinh nghịch đã thay đổi hoàn toàn. Những ảo vọng về cuộc sống giàu sang đã biến đổi bông hoa Cúc xinh đẹp năm nào trở thành một người đàn bà thủ đoạn, đam mê vật chất. Nhưng khi đã trở nên giàu có thì Cúc thấy ân hận vì những gì mình đánh mất, ân hận vì đã bỏ đứa con đi. Một câu chuyện cảnh tỉnh những con người lạc lối không nhận ra điều gì mới là giá trị đích thực của cuộc sống. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 11/01/2018)
“Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” - Đó là hai câu cuối trong bài thơ “Chân quê” của nhà thơ Nguyễn Bính. Chân quê không chỉ là ngoại hình mà còn là tâm hồn mang vẻ đẹp quê hương của một con người. Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ của hai người bạn gái Phượng và Cúc. Sau 20 năm xa cách, Cúc từ một cô gái thôn nữ ngây thơ, trong sáng , tinh nghịch đã thay đổi hoàn toàn. Những ảo vọng về cuộc sống giàu sang đã biến đổi bông hoa Cúc xinh đẹp năm nào trở thành một người đàn bà thủ đoạn, đam mê vật chất. Nhưng khi đã trở nên giàu có thì Cúc thấy ân hận vì những gì mình đánh mất, ân hận vì đã bỏ đứa con đi. Một câu chuyện cảnh tỉnh những con người lạc lối không nhận ra điều gì mới là giá trị đích thực của cuộc sống. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 11/01/2018)
Lên đỉnh Langbiang-Đà Lạt ngắm mây trời
Đến Đà Lạt, ngoài thưởng hoa, đạp xe bên bờ hồ Xuân Hương, dạo chơi hồ Tuyền Lâm… có một nơi bạn không nên bỏ qua. Đó chính là Langbiang, đỉnh núi cao nhất Đà Lạt, thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Cái tên Langbiang bắt nguồn từ truyền thuyết về nàng Biang và chàng Lang. Họ yêu thương nhau thắm thiết nhưng bị gia đình hai bên (thuộc hai bộ tộc khác nhau) ngăn cấm. Hai người đã chọn cái chết để giữ chọn tình yêu tại ngọn núi này (Chuyến đi kỳ thú phát 10/1/2018)
Đến Đà Lạt, ngoài thưởng hoa, đạp xe bên bờ hồ Xuân Hương, dạo chơi hồ Tuyền Lâm… có một nơi bạn không nên bỏ qua. Đó chính là Langbiang, đỉnh núi cao nhất Đà Lạt, thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Cái tên Langbiang bắt nguồn từ truyền thuyết về nàng Biang và chàng Lang. Họ yêu thương nhau thắm thiết nhưng bị gia đình hai bên (thuộc hai bộ tộc khác nhau) ngăn cấm. Hai người đã chọn cái chết để giữ chọn tình yêu tại ngọn núi này (Chuyến đi kỳ thú phát 10/1/2018)
Vì sao vị đại thần triều Nguyễn phải chịu những cay đắng?
Vị đại thần triều Nguyễn làm quan trong Nam, ngoài Bắc. Trước khi đến An Giang, ông ở đỉnh cao danh vọng và quyền lực. Khi vào đến An Giang, ông làm được nhiều việc, thể hiện tài thao lược, không phụ lòng tin của vua. Tuy nhiên do thấy việc cần làm thì làm nên đã có lúc ông bị quy tội “khinh nhờn” và bị cách chức xuống làm anh lính khiêng võng với “đòn khiêng nghiến trên vai”; rồi sau đó bị buộc tội “trảm giam hậu”. Vì sao vị thần này lại phải chịu những cay đắng đó? Cùng nghe chương trình Đất nước ngàn năm 11/1/2018 để tìm câu trả lời.
Vị đại thần triều Nguyễn làm quan trong Nam, ngoài Bắc. Trước khi đến An Giang, ông ở đỉnh cao danh vọng và quyền lực. Khi vào đến An Giang, ông làm được nhiều việc, thể hiện tài thao lược, không phụ lòng tin của vua. Tuy nhiên do thấy việc cần làm thì làm nên đã có lúc ông bị quy tội “khinh nhờn” và bị cách chức xuống làm anh lính khiêng võng với “đòn khiêng nghiến trên vai”; rồi sau đó bị buộc tội “trảm giam hậu”. Vì sao vị thần này lại phải chịu những cay đắng đó? Cùng nghe chương trình Đất nước ngàn năm 11/1/2018 để tìm câu trả lời.