Bế mạc liên hoan hát Then đàn Tính lần thứ VII: Đọng lại những giá trị vô giá
[VOV2] - Sau 3 ngày hoạt động phong phú, Liên hoan hát Then đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái Lần thứ VII đã khép lại với những dấu ấn khó phai, lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc và đọng lại những giá trị vô giá
[VOV2] - Sau 3 ngày hoạt động phong phú, Liên hoan hát Then đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái Lần thứ VII đã khép lại với những dấu ấn khó phai, lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc và đọng lại những giá trị vô giá
Câu chuyện về nàng công chúa may mắn
Có một nàng công chúa xinh đẹp bị lão phù thủy biến thành chim thiên nga, sống trong hồ nước. Nàng công chúa buồn bã vô cùng. Một hôm có một hoàng tử đi ngang hồ, biết câu chuyện này, chàng đã tìm cách cứu nàng công chúa. Nhờ sự thông minh, mưu mẹo, chàng hoàng tử đã cứu nàng công chúa trở thành người và cưới nàng làm vợ.(Kể chuyện và hát ru 30/9/2017)
Có một nàng công chúa xinh đẹp bị lão phù thủy biến thành chim thiên nga, sống trong hồ nước. Nàng công chúa buồn bã vô cùng. Một hôm có một hoàng tử đi ngang hồ, biết câu chuyện này, chàng đã tìm cách cứu nàng công chúa. Nhờ sự thông minh, mưu mẹo, chàng hoàng tử đã cứu nàng công chúa trở thành người và cưới nàng làm vợ.(Kể chuyện và hát ru 30/9/2017)
Kỉ niệm đêm Trung thu
Những cảm xúc yêu thương và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu thể hiện trong tản văn "Kỉ niệm đêm Trung thu" của tác giả Hoàng Thị Quỳnh Trang. BTV Hoàng Hiệp cùng nhà văn Lê Phương Liên trò chuyện về sự hấp dẫn, độc đáo trong thơ thiếu nhi của nhà thơ Xuân Quỳnh. Các bạn cùng nghe bài thơ "Chuyện một chú gà con" trong tập thơ "Bầu trời trong quả trứng". (Văn nghệ thiếu nhi 28/9/2017)
Những cảm xúc yêu thương và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu thể hiện trong tản văn "Kỉ niệm đêm Trung thu" của tác giả Hoàng Thị Quỳnh Trang. BTV Hoàng Hiệp cùng nhà văn Lê Phương Liên trò chuyện về sự hấp dẫn, độc đáo trong thơ thiếu nhi của nhà thơ Xuân Quỳnh. Các bạn cùng nghe bài thơ "Chuyện một chú gà con" trong tập thơ "Bầu trời trong quả trứng". (Văn nghệ thiếu nhi 28/9/2017)
Cô bé Tí Hon - nàng công chúa ngoan hiền
Có một nàng công chúa sinh ra từ loài hoa, tên là Tí Hon. Cô được một người phụ nữ đón về chăm sóc yêu thương nhưng Tí Hon không may bị lão Cóc bắt trộm. Tí Hon phải sống những ngày tăm tối. May mắn đến với Tí Hon là cô bé được một hoàng tử đến cứu. Bản thân Tí Hon cũng nỗ lực vượt qua mọi thách thức, gian khó để tìm về với mẹ, với chàng hoàng tử. Cuối cùng, Tí Hon đã được sống hạnh phúc, bình yên. (Kể chuyện và hát ru 28/9/2017)
Có một nàng công chúa sinh ra từ loài hoa, tên là Tí Hon. Cô được một người phụ nữ đón về chăm sóc yêu thương nhưng Tí Hon không may bị lão Cóc bắt trộm. Tí Hon phải sống những ngày tăm tối. May mắn đến với Tí Hon là cô bé được một hoàng tử đến cứu. Bản thân Tí Hon cũng nỗ lực vượt qua mọi thách thức, gian khó để tìm về với mẹ, với chàng hoàng tử. Cuối cùng, Tí Hon đã được sống hạnh phúc, bình yên. (Kể chuyện và hát ru 28/9/2017)
Họa sĩ Tạ Huy Long "tái sinh" tác phẩm "Lĩnh Nam Chích Quái" qua tranh
"Lĩnh Nam Chích Quái" hẳn không còn xa lạ với bạn đọc yêu mến dòng văn học sử thời kỳ Trung Đại. Nhưng chúng ta thường quen với việc tiếp nhận tác phẩm nổi tiếng này với một hình thức xuất bản quen thuộc như bao quyển sách khác. Vừa qua, họa sĩ Tạ Huy Long đã cộng tác với NXB Kim Đồng, mang lại cho "Lĩnh Nam Chích Quái" một diện mạo mới, vô cùng thu hút các bạn đọc nhỏ tuổi đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 27/9/2017)
"Lĩnh Nam Chích Quái" hẳn không còn xa lạ với bạn đọc yêu mến dòng văn học sử thời kỳ Trung Đại. Nhưng chúng ta thường quen với việc tiếp nhận tác phẩm nổi tiếng này với một hình thức xuất bản quen thuộc như bao quyển sách khác. Vừa qua, họa sĩ Tạ Huy Long đã cộng tác với NXB Kim Đồng, mang lại cho "Lĩnh Nam Chích Quái" một diện mạo mới, vô cùng thu hút các bạn đọc nhỏ tuổi đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 27/9/2017)
Trò chơi, đồ chơi Trung thu truyền thống-Nét đẹp của ngày xửa ngày xưa
Phố Hàng Mã, con phố kinh doanh những mặt hàng, đặc biệt đồ chơi trẻ em phục vụ dịp lễ trông trăng truyền thống này. Mọi người vẫn gọi đây là chợ Trung Thu hay chợ Hàng Mã. Nhưng so với thời trước thì chợ Trung thu đã thay đổi. Chợ truyền thống nhưng tìm mỏi mắt may ra mới thấy vài ba món đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, tò he…Trò chơi, đồ chơi truyền thống ngày một vắng bóng trong cuộc sống hiện đại. Sự khơi dậy của một vài cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức dù chưa khiến những thức chơi truyền thống quay trở lại, càng khó chiếm lĩnh thế giới đồ chơi con trẻ nhưng đã phần nào khơi gợi những nét đẹp của “ Ngày xửa ngày xưa" (Tạp chí văn hóa phát 1/10/2017)
Phố Hàng Mã, con phố kinh doanh những mặt hàng, đặc biệt đồ chơi trẻ em phục vụ dịp lễ trông trăng truyền thống này. Mọi người vẫn gọi đây là chợ Trung Thu hay chợ Hàng Mã. Nhưng so với thời trước thì chợ Trung thu đã thay đổi. Chợ truyền thống nhưng tìm mỏi mắt may ra mới thấy vài ba món đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, tò he…Trò chơi, đồ chơi truyền thống ngày một vắng bóng trong cuộc sống hiện đại. Sự khơi dậy của một vài cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức dù chưa khiến những thức chơi truyền thống quay trở lại, càng khó chiếm lĩnh thế giới đồ chơi con trẻ nhưng đã phần nào khơi gợi những nét đẹp của “ Ngày xửa ngày xưa" (Tạp chí văn hóa phát 1/10/2017)
"Hạnh phúc trong 5 lá thư của mẹ"-Mỉm cười rồi rơi nước mắt
Tác phẩm “ hạnh phúc trong năm lá thư của mẹ” như một cuốn hồi ký với những cảm xúc lạc quan và chân thật của mẹ và con. Đó là những lời dặn dò, khuyên nhủ, những câu chuyện về sự lạc quan được viết bằng một giọng văn đầy bình tĩnh của một người mẹ bị ung thư không qua khỏi. Câu chuyện có nỗi buồn, có mất mát nhưng vượt lên trên tất thảy là tình mẫu tử lay động biết bao trái tim độc giả (Tạp chí Văn hóa phát 01/10/2017)
Tác phẩm “ hạnh phúc trong năm lá thư của mẹ” như một cuốn hồi ký với những cảm xúc lạc quan và chân thật của mẹ và con. Đó là những lời dặn dò, khuyên nhủ, những câu chuyện về sự lạc quan được viết bằng một giọng văn đầy bình tĩnh của một người mẹ bị ung thư không qua khỏi. Câu chuyện có nỗi buồn, có mất mát nhưng vượt lên trên tất thảy là tình mẫu tử lay động biết bao trái tim độc giả (Tạp chí Văn hóa phát 01/10/2017)
Truyện ngắn "Mưa đến": Tình yêu và sự hi sinh
Câu chuyện kể về vùng đất xa xôi tại châu Phi nơi vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Bộ tộc của tù trưởng Labong'o đã từ lâu không có mưa, đất đai khô cằn, gia súc chết khát. Để cầu thần linh, tổ tiên ban mưa xuống thì phải hiến tế một cô gái trẻ. Cô gái được thày mo yêu cầu phải làm việc đó chính là Ôganđa, con gái tù trưởng Labong'o. Tuy đau buồn nhưng Ôganđa vẫn đồng ý hi sinh vì cuộc sống của cộng đồng. May mắn, trên đường Ôganđa đến vùng đất thiêng để hiến tế thì chàng trai Ôsinđa đã cứu thoát cô. Mưa xuống nhưng Ôganđa không phải chết, cô đã tìm được hạnh phúc của mình. (Đọc truyện đêm khuya 28/9/2017)
Câu chuyện kể về vùng đất xa xôi tại châu Phi nơi vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Bộ tộc của tù trưởng Labong'o đã từ lâu không có mưa, đất đai khô cằn, gia súc chết khát. Để cầu thần linh, tổ tiên ban mưa xuống thì phải hiến tế một cô gái trẻ. Cô gái được thày mo yêu cầu phải làm việc đó chính là Ôganđa, con gái tù trưởng Labong'o. Tuy đau buồn nhưng Ôganđa vẫn đồng ý hi sinh vì cuộc sống của cộng đồng. May mắn, trên đường Ôganđa đến vùng đất thiêng để hiến tế thì chàng trai Ôsinđa đã cứu thoát cô. Mưa xuống nhưng Ôganđa không phải chết, cô đã tìm được hạnh phúc của mình. (Đọc truyện đêm khuya 28/9/2017)
Vua Tự Đức dưới mắt nhìn của công bằng lịch sử
Vua Tự Đức ở ngôi từ năm 1847 đến năm 1883. Dưới thời vua Tự Đức trị vì, tình hình trong nước nhiều biến động, nhân dân ta đói kém, một loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, triều đình nhà Nguyễn đã phải ký nhiều hòa ước với thực dân Pháp. Ở một góc độ nào đó, vua Tự Đức phải chịu những phê phán. Tuy vậy, theo Tiến sĩ Đinh Công Vĩ – Viện nghiên cứu Hán Nôm, dưới con mắt của công bằng lịch sử thì Tự Đức là vị vua có những cái khó khi chèo lái đất nước trong tình thế không dễ dàng, ít nhiều vua Tự Đức đã có những đóng góp trong canh tân đất nước. ( Chương trình Đất nước ngàn năm 28/9/2017)
Vua Tự Đức ở ngôi từ năm 1847 đến năm 1883. Dưới thời vua Tự Đức trị vì, tình hình trong nước nhiều biến động, nhân dân ta đói kém, một loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, triều đình nhà Nguyễn đã phải ký nhiều hòa ước với thực dân Pháp. Ở một góc độ nào đó, vua Tự Đức phải chịu những phê phán. Tuy vậy, theo Tiến sĩ Đinh Công Vĩ – Viện nghiên cứu Hán Nôm, dưới con mắt của công bằng lịch sử thì Tự Đức là vị vua có những cái khó khi chèo lái đất nước trong tình thế không dễ dàng, ít nhiều vua Tự Đức đã có những đóng góp trong canh tân đất nước. ( Chương trình Đất nước ngàn năm 28/9/2017)
Truyện ngắn "Có gì đâu mà sợ": Trò chơi ghép tên tuổi học trò
Tác phẩm của tác giả Hoàng Mai Quyên viết về nhân vật Hà trong một lần bị hỏng xe đã được Sơn chữa hộ. Từ đó hai bạn Sơn và Hà luôn bị các bạn trong lớp 10A1 trêu chọc rồi ghép chữ H và S lồng vào nhau. Hà vốn dĩ đã không ưa Sơn - một cây toán của lớp nhưng lại luôn tỏ ra kênh kiệu, thiếu hòa đồng. Nay Hà lại bị ghép tên vào Sơn mà Sơn lại không phản ứng gì thì Hà lại càng tỏ ra tức tối...Truyện sẽ kết thúc như thế nào khi hai người bạn cá tính này bị ghép tên vào nhau? (Văn nghệ thiếu nhi 26/09/2017)
Tác phẩm của tác giả Hoàng Mai Quyên viết về nhân vật Hà trong một lần bị hỏng xe đã được Sơn chữa hộ. Từ đó hai bạn Sơn và Hà luôn bị các bạn trong lớp 10A1 trêu chọc rồi ghép chữ H và S lồng vào nhau. Hà vốn dĩ đã không ưa Sơn - một cây toán của lớp nhưng lại luôn tỏ ra kênh kiệu, thiếu hòa đồng. Nay Hà lại bị ghép tên vào Sơn mà Sơn lại không phản ứng gì thì Hà lại càng tỏ ra tức tối...Truyện sẽ kết thúc như thế nào khi hai người bạn cá tính này bị ghép tên vào nhau? (Văn nghệ thiếu nhi 26/09/2017)
Nhớ một thời nước Nga
Tuy cách xa về địa lý, nhưng đất nước Nga, tâm hồn Nga luôn hiện diện trong trái tim của nhiều người Việt Nam, từ những người lao động phổ thông đến nhà khoa học, văn nghệ sỹ. Với tác giả Hoàng Xuân Tuyền, khoảng thời gian sinh sống và học tập ở Nga để lại trong anh nỗi nhớ khôn nguôi, song hành cùng bao ước mơ tuổi trẻ. Chúng ta cùng chia sẻ với anh tình cảm, nỗi nhớ về nước Nga trong những ngày mùa thu này. (Tiếng thơ 27/9/2017)
Tuy cách xa về địa lý, nhưng đất nước Nga, tâm hồn Nga luôn hiện diện trong trái tim của nhiều người Việt Nam, từ những người lao động phổ thông đến nhà khoa học, văn nghệ sỹ. Với tác giả Hoàng Xuân Tuyền, khoảng thời gian sinh sống và học tập ở Nga để lại trong anh nỗi nhớ khôn nguôi, song hành cùng bao ước mơ tuổi trẻ. Chúng ta cùng chia sẻ với anh tình cảm, nỗi nhớ về nước Nga trong những ngày mùa thu này. (Tiếng thơ 27/9/2017)