Cơ hội tiếp cận hơn 7000 việc làm tại Ngày hội hành trình nghề nghiệp
[VOV2] - Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024 (VNU Job Fair 2024) thu hút gần 8.000 sinh viên với hơn 7.000 cơ hội việc làm và thực tập.
[VOV2] - Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024 (VNU Job Fair 2024) thu hút gần 8.000 sinh viên với hơn 7.000 cơ hội việc làm và thực tập.
Khoa y dược Đại học quốc gia Hà Nội : Chất lượng đào tạo khẳng định thương hiệu
Sau 10 năm thành lập, khoa y dược ĐH Quốc gia Hà Nội đã có 3 khóa sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành bác sỹ đa khoa và 4 khóa sinh viên được trao bằng dược sỹ . Với lợi thế được xây dựng và vận hành trên nền tảng là các ngành khoa học cơ bản thế mạnh của Đại học quốc gia Hà Nội, chỉ trong thời gian rất ngắn , khoa y dược đã khẳng dịnh được vị trí của mình trong hệ thống các trường đào tạo y dược bởi chất lượng đào tạo của mình. Năm học 2020-2021 này khoa y dược được phát triển thành trường ĐH y dược thuộc ĐH quốc gia Hà Nộ (GDDT 14/7 )
Sau 10 năm thành lập, khoa y dược ĐH Quốc gia Hà Nội đã có 3 khóa sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành bác sỹ đa khoa và 4 khóa sinh viên được trao bằng dược sỹ . Với lợi thế được xây dựng và vận hành trên nền tảng là các ngành khoa học cơ bản thế mạnh của Đại học quốc gia Hà Nội, chỉ trong thời gian rất ngắn , khoa y dược đã khẳng dịnh được vị trí của mình trong hệ thống các trường đào tạo y dược bởi chất lượng đào tạo của mình. Năm học 2020-2021 này khoa y dược được phát triển thành trường ĐH y dược thuộc ĐH quốc gia Hà Nộ (GDDT 14/7 )
Để những kế hoạch hè không bị xếp xó
Vậy là một kỳ nghỉ hè mới đã bắt đầu. Năm nay tuy có muộn hơn mọi năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng cuối cùng kỳ nghỉ mà các bạn học sinh mong đợi nhất cũng đã đến và bây giờ chính là lúc rất nhiều kế hoạch, dự định được các bạn trẻ đưa ra với đầy sự hào hứng. Nếu như bạn không muốn rơi vào tình cảnh hết hè lại nuối tiếc vì không thực hiện được hết những dự định đã đề ra thì 10 phút của Hành trang trẻ hôm nay sẽ mang đến cho các bạn những lời khuyên hữu ích. (Ảnh: Internet)
Vậy là một kỳ nghỉ hè mới đã bắt đầu. Năm nay tuy có muộn hơn mọi năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng cuối cùng kỳ nghỉ mà các bạn học sinh mong đợi nhất cũng đã đến và bây giờ chính là lúc rất nhiều kế hoạch, dự định được các bạn trẻ đưa ra với đầy sự hào hứng. Nếu như bạn không muốn rơi vào tình cảnh hết hè lại nuối tiếc vì không thực hiện được hết những dự định đã đề ra thì 10 phút của Hành trang trẻ hôm nay sẽ mang đến cho các bạn những lời khuyên hữu ích. (Ảnh: Internet)
TS. Nguyễn Văn Hòa (Trường THCS &THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm): Nghỉ hè 3 tháng trường tư thất thu hàng chục tỉ đồng
TS. Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy-Hà Nội) khẳng định, nếu từ năm học 2020-2021, thời gian nghỉ hè của học sinh là 3 tháng và các trường chỉ được tập trung học sinh sớm nhất vào ngày 1-9 sẽ gây ra khó khăn lớn cho các trường ngoài công lập. Trao đổi với phóng viên VOV2, TS. Nguyễn Văn Hòa cho biết, trường tư nếu không tổ chức học thì sẽ không có tiền để trang trải các chi phí. Hàng năm, trường vẫn phải trả lương cho giáo viên 12 tháng, việc duy tu, bảo trì cơ sở vật chất vẫn phải cần đến tiền. Trong khi đó trường công nếu không hoạt động thì vẫn có tiền ngân sách của nhà nước. 3 tháng đầu năm học sinh phải nghỉ học vì dịch Covid-19, các trường ngoài công lập đã rệu rã, liêu xiêu. Những năm học trước, trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức các hoạt động hè từ tháng 7. Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên thời gian nghỉ hè bị co lại và dự kiến ngày 3/8 trường sẽ tổ chức các hoạt động hè như: học kỹ năng sống, học âm nhạc, nghệ thuật, xóa “mù” bơi… Tuy nhiên, sau quy định của Bộ GD&ĐT, trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm buộc phải lùi kế hoạch cho học sinh trở lại trường đến ngày 17/8 … Ông Nguyễn Văn Hòa cho biết, “so với kế hoạch thì kế hoạch tựu trường mất thêm nửa tháng nữa và như vậy trường sẽ thất thu từ 7-10 tỷ đồng”.
TS. Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy-Hà Nội) khẳng định, nếu từ năm học 2020-2021, thời gian nghỉ hè của học sinh là 3 tháng và các trường chỉ được tập trung học sinh sớm nhất vào ngày 1-9 sẽ gây ra khó khăn lớn cho các trường ngoài công lập. Trao đổi với phóng viên VOV2, TS. Nguyễn Văn Hòa cho biết, trường tư nếu không tổ chức học thì sẽ không có tiền để trang trải các chi phí. Hàng năm, trường vẫn phải trả lương cho giáo viên 12 tháng, việc duy tu, bảo trì cơ sở vật chất vẫn phải cần đến tiền. Trong khi đó trường công nếu không hoạt động thì vẫn có tiền ngân sách của nhà nước. 3 tháng đầu năm học sinh phải nghỉ học vì dịch Covid-19, các trường ngoài công lập đã rệu rã, liêu xiêu. Những năm học trước, trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức các hoạt động hè từ tháng 7. Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên thời gian nghỉ hè bị co lại và dự kiến ngày 3/8 trường sẽ tổ chức các hoạt động hè như: học kỹ năng sống, học âm nhạc, nghệ thuật, xóa “mù” bơi… Tuy nhiên, sau quy định của Bộ GD&ĐT, trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm buộc phải lùi kế hoạch cho học sinh trở lại trường đến ngày 17/8 … Ông Nguyễn Văn Hòa cho biết, “so với kế hoạch thì kế hoạch tựu trường mất thêm nửa tháng nữa và như vậy trường sẽ thất thu từ 7-10 tỷ đồng”.
Có thể bạn chưa biết mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến của nghề Kỹ sư khai thác mỏ
Khác với nhiều ngành nghề khác ra trường rất khó tìm việc làm thì 1 sinh viên vừa tốt nghiệp khoa mỏ trường Đại học Mỏ địa chất có mức lương khởi điểm trung bình khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn là điều rất bình thường . Không những có thu nhập cao, kỹ sư mỏ còn được doanh nghiệp lo chỗ ăn chỗ ở, có xe đưa đón hằng ngày cùng nhiều ưu đãi khác,Có thể do tâm lý ưa chuộng những ngành nghề theo xu hướng " thi hiếu " mà bạn chưa có những thông tin đầy đủ về ngành nghề này , cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề khai thác mỏ bây giờ được trang bị rất nhiều máy móc hiện đại và kỹ sư mỏ được trang bị nhiều kỹ năng mới và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Ảnh: Vinacomin (Hành trình nghề nghiệp 10/7/2020)
Khác với nhiều ngành nghề khác ra trường rất khó tìm việc làm thì 1 sinh viên vừa tốt nghiệp khoa mỏ trường Đại học Mỏ địa chất có mức lương khởi điểm trung bình khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn là điều rất bình thường . Không những có thu nhập cao, kỹ sư mỏ còn được doanh nghiệp lo chỗ ăn chỗ ở, có xe đưa đón hằng ngày cùng nhiều ưu đãi khác,Có thể do tâm lý ưa chuộng những ngành nghề theo xu hướng " thi hiếu " mà bạn chưa có những thông tin đầy đủ về ngành nghề này , cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề khai thác mỏ bây giờ được trang bị rất nhiều máy móc hiện đại và kỹ sư mỏ được trang bị nhiều kỹ năng mới và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Ảnh: Vinacomin (Hành trình nghề nghiệp 10/7/2020)
Công nghiệp đóng tàu Việt Nam được nhiều quốc gia quan tâm: cơ hội nào cho người học?
Việt Nam hiện nay có hơn 100 nhà máy đóng, sửa chữa tàu trọng tải trên 1.000 tấn, với 170 công trình nâng hạ thủy. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 2,6 triệu tấn/năm. Nhiều chuyên gia nhận định, cơ hội của ngành đóng tàu - ngành quan trọng để phát triển kinh tế biển Việt Nam - đang đến nhiều hơn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Không chỉ các công ty, các cơ sở sản xuất, hiện nay một số trường đào tạo nghề đóng tàu cũng sở hữu những xưởng đóng tàu hiện đại, vừa phục vụ nhu cầu dạy học, vừa đáp ứng đơn đặt hàng từ phía doanh nghiệp. Xưởng đóng tàu đặt tại Trường CĐ Giao thông vận tải Trung ương 2 Tp. Hải phòng là một trong số đó. (Hành trình nghề nghiệp 26/6/2020)
Việt Nam hiện nay có hơn 100 nhà máy đóng, sửa chữa tàu trọng tải trên 1.000 tấn, với 170 công trình nâng hạ thủy. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 2,6 triệu tấn/năm. Nhiều chuyên gia nhận định, cơ hội của ngành đóng tàu - ngành quan trọng để phát triển kinh tế biển Việt Nam - đang đến nhiều hơn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Không chỉ các công ty, các cơ sở sản xuất, hiện nay một số trường đào tạo nghề đóng tàu cũng sở hữu những xưởng đóng tàu hiện đại, vừa phục vụ nhu cầu dạy học, vừa đáp ứng đơn đặt hàng từ phía doanh nghiệp. Xưởng đóng tàu đặt tại Trường CĐ Giao thông vận tải Trung ương 2 Tp. Hải phòng là một trong số đó. (Hành trình nghề nghiệp 26/6/2020)
Diễn viên múa: Đã "đa mang" thì sẽ mở ra những hướng đi khác nhau
Nghề múa rất "kén" người học vì cần những người thực sự có năng khiếu. Để tuyển sinh được, các trường văn hóa nghệ thuật đã phải lặn lội đến tận các bản làng xa xôi “đãi cát tìm vàng”, tuyển lựa những thí sinh chất lượng. Năng khiếu là một phần thế nhưng để theo đuổi đam mê và gắn bó với nghề cần phải rất nhiều nỗ lực và khổ luyện. (Hành trình nghề nghiệp 3/7/2020)
Nghề múa rất "kén" người học vì cần những người thực sự có năng khiếu. Để tuyển sinh được, các trường văn hóa nghệ thuật đã phải lặn lội đến tận các bản làng xa xôi “đãi cát tìm vàng”, tuyển lựa những thí sinh chất lượng. Năng khiếu là một phần thế nhưng để theo đuổi đam mê và gắn bó với nghề cần phải rất nhiều nỗ lực và khổ luyện. (Hành trình nghề nghiệp 3/7/2020)
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp "tăng tốc", trường nghề có đạt mục tiêu tuyển hơn 2,2 triệu người năm 2020?
Để hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp cán mốc 2.260 nghìn người trong năm 2020, lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết công tác tuyển sinh của các trường sẽ được đẩy mạnh từ tháng 6-2020 và tập trung cao điểm từ tháng 7 đến tháng 10. Trong đó ưu tiên công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh cả trực tiếp và trực tuyến. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể thiết lập các chuyên trang về tuyển sinh của các trường trên các trang mạng xã hội hoặc trên website của trường để thực hiện công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh online. (Giáo dục và Đào tạo 07/07/2020)
Để hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp cán mốc 2.260 nghìn người trong năm 2020, lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết công tác tuyển sinh của các trường sẽ được đẩy mạnh từ tháng 6-2020 và tập trung cao điểm từ tháng 7 đến tháng 10. Trong đó ưu tiên công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh cả trực tiếp và trực tuyến. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể thiết lập các chuyên trang về tuyển sinh của các trường trên các trang mạng xã hội hoặc trên website của trường để thực hiện công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh online. (Giáo dục và Đào tạo 07/07/2020)
Hậu Covid - 19: đào tạo ngành du lịch thay đổi thế nào để thích ứng với đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
Được đi du lịch là mong ước của rất nhiều người ở mọi quốc gia. Diễn biến phức tạp của dịch covid-19 đã khiến cho 7 tháng qua, các doanh nghiệp du lịch gặp nhiều khó khăn tuy nhiên các gói kích cầu đã kịp thời được triển khai nhằm kích thích du lịch nội địa và chờ đợi cơ hội đột phá trở lại sau khi hết dịch . Những khó khăn đó tác động gì đến tâm lý của sinh viên ngành du lịch? Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo ngành du lịch có sự thay đổi như thế nào để thích ứng với tình hình mới? (Giáo dục và Đào tạo 9/7/2020)
Được đi du lịch là mong ước của rất nhiều người ở mọi quốc gia. Diễn biến phức tạp của dịch covid-19 đã khiến cho 7 tháng qua, các doanh nghiệp du lịch gặp nhiều khó khăn tuy nhiên các gói kích cầu đã kịp thời được triển khai nhằm kích thích du lịch nội địa và chờ đợi cơ hội đột phá trở lại sau khi hết dịch . Những khó khăn đó tác động gì đến tâm lý của sinh viên ngành du lịch? Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo ngành du lịch có sự thay đổi như thế nào để thích ứng với tình hình mới? (Giáo dục và Đào tạo 9/7/2020)
Ông Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP. Hồ Chí Minh): Nên xã hội hóa trường chuyên thay vì dùng ngân sách nhà nước
Sức nóng của chủ đề trường chuyên những ngày qua vẫn chưa hạ nhiệt bởi những tranh luận về “tư nhân hóa” trường chuyên và hiệu quả thực sự của hệ thống trường chuyên. Sự tồn tại hệ trường chuyên có còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay? Phóng viên VOV2 đã có cuộc trao đổi với Ông Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du – Tp. Hồ Chí Minh. (Giáo dục và Đào tạo 2/7/2020)
Sức nóng của chủ đề trường chuyên những ngày qua vẫn chưa hạ nhiệt bởi những tranh luận về “tư nhân hóa” trường chuyên và hiệu quả thực sự của hệ thống trường chuyên. Sự tồn tại hệ trường chuyên có còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay? Phóng viên VOV2 đã có cuộc trao đổi với Ông Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du – Tp. Hồ Chí Minh. (Giáo dục và Đào tạo 2/7/2020)
Hà Nội: Căng thẳng cuộc đua vào lớp 10 chuyên
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021. Tỉ lệ chọi ở các trường tốp đầu vẫn ở thế áp đảo. Đặc biệt, khi nhìn vào tỉ lệ chọi của 4 trường chuyên trực thuộc Sở là THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, THPT Chu Văn An, THPT chuyên Nguyễn Huệ và THPT Sơn Tây, nhiều người không tránh khỏi cảm giác“choáng”. Bên cạnh hệ thống trường chuyên của Sở, các trường THPT chuyên nằm trong trường ĐH cũng đã lần lượt công bố số lượng hồ sơ đăng ký vào lớp 10 chuyên với tỉ lệ “chọi” rất cao. Thậm chí, như khối chuyên tiếng Anh của Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội có tỉ lệ chọi xấp xỉ 1/30. (Giáo dục và Đào tạo 2/7/2020). Ảnh: VnExpress
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021. Tỉ lệ chọi ở các trường tốp đầu vẫn ở thế áp đảo. Đặc biệt, khi nhìn vào tỉ lệ chọi của 4 trường chuyên trực thuộc Sở là THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, THPT Chu Văn An, THPT chuyên Nguyễn Huệ và THPT Sơn Tây, nhiều người không tránh khỏi cảm giác“choáng”. Bên cạnh hệ thống trường chuyên của Sở, các trường THPT chuyên nằm trong trường ĐH cũng đã lần lượt công bố số lượng hồ sơ đăng ký vào lớp 10 chuyên với tỉ lệ “chọi” rất cao. Thậm chí, như khối chuyên tiếng Anh của Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội có tỉ lệ chọi xấp xỉ 1/30. (Giáo dục và Đào tạo 2/7/2020). Ảnh: VnExpress