22/08/2020

Sách “Thiên đường và Địa ngục": Ranh giới mong manh

Cuốn sách “Thiên đường và Địa ngục” của tác giả Đinh Hồng Hải khuôn gọn trong thể loại ghi chép, song độc giả có thể cảm nhận cả chất bình luận, phóng sự... trong suốt gần 240 trang sách vừa khái quát nhưng lại vô cùng cụ thể về một giai đoạn lịch sử đặc biệt mở đầu thiên niên kỉ thứ II thế kỉ 21... (Nhịp sống văn hoá 22/8)

Cuốn sách “Thiên đường và Địa ngục” của tác giả Đinh Hồng Hải khuôn gọn trong thể loại ghi chép, song độc giả có thể cảm nhận cả chất bình luận, phóng sự... trong suốt gần 240 trang sách vừa khái quát nhưng lại vô cùng cụ thể về một giai đoạn lịch sử đặc biệt mở đầu thiên niên kỉ thứ II thế kỉ 21... (Nhịp sống văn hoá 22/8)

21/08/2020

Độc đáo đua chó xoáy Phú Quốc

Đến đảo ngọc Phú Quốc, du khách không thể bỏ qua cơ hội xem các quân khuyển trong “Tứ đại khuyển” trình diễn. Đó là màn trình diễn trong chặng đường đua địa hình, vượt chướng ngại vật đầy hấp dẫn của loài chó xoáy Phú Quốc tại trang trại bảo tồn và huấn luyện giống chó xoáy Phú Quốc Thanh Nga. Đây cũng là nơi có trường đua dã chiến hoàn chỉnh và chuyên nghiệp nhất để các quân khuyển thi tài. (Chuyến đi kỳ thù 21/8)

Đến đảo ngọc Phú Quốc, du khách không thể bỏ qua cơ hội xem các quân khuyển trong “Tứ đại khuyển” trình diễn. Đó là màn trình diễn trong chặng đường đua địa hình, vượt chướng ngại vật đầy hấp dẫn của loài chó xoáy Phú Quốc tại trang trại bảo tồn và huấn luyện giống chó xoáy Phú Quốc Thanh Nga. Đây cũng là nơi có trường đua dã chiến hoàn chỉnh và chuyên nghiệp nhất để các quân khuyển thi tài. (Chuyến đi kỳ thù 21/8)

20/08/2020

Quan Thượng Láng Nguyễn Duy Thì - Đi thì vua nhớ, ở thì chúa sợ

Vào đầu thế kỷ thứ 17, dưới thời Lê - Trịnh, có một vị quan được người đời ca tụng là “đi thì vua nhớ, ở thì chúa sợ”. Đó chính là quan Thượng Láng, Thái tể Nguyễn Duy Thì, người đã phụng sự qua 5 đời vua Lê, 3 đời chúa Trịnh. Hơn 50 năm trải qua nhiều trọng chức dưới triều Lê - Trịnh, uy danh của Thái tể Nguyễn Duy Thì lừng lẫy một giai đoạn nhiều biến động lịch sử đầu thời Lê Trung hưng. Tên tuổi và sự nghiệp của ông được lưu danh trong sách Đại Việt sử ký toàn thư và hậu thế. Hiện nay, tại ngôi đền thờ quan phủ Thượng Láng Nguyễn Duy Thì còn lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý. Tên ông còn được đặt cho một trường trung học ở thị trấn Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và tên phố ở nhiều thành phố lớn trên cả nước... (Đất nước ngàn năm 20/08/2020) Chú thích ảnh : Đền thờ Thái tể Nguyễn Duy Thì tại quê hương ông Thanh Lãng – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc.

Vào đầu thế kỷ thứ 17, dưới thời Lê - Trịnh, có một vị quan được người đời ca tụng là “đi thì vua nhớ, ở thì chúa sợ”. Đó chính là quan Thượng Láng, Thái tể Nguyễn Duy Thì, người đã phụng sự qua 5 đời vua Lê, 3 đời chúa Trịnh. Hơn 50 năm trải qua nhiều trọng chức dưới triều Lê - Trịnh, uy danh của Thái tể Nguyễn Duy Thì lừng lẫy một giai đoạn nhiều biến động lịch sử đầu thời Lê Trung hưng. Tên tuổi và sự nghiệp của ông được lưu danh trong sách Đại Việt sử ký toàn thư và hậu thế. Hiện nay, tại ngôi đền thờ quan phủ Thượng Láng Nguyễn Duy Thì còn lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý. Tên ông còn được đặt cho một trường trung học ở thị trấn Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và tên phố ở nhiều thành phố lớn trên cả nước... (Đất nước ngàn năm 20/08/2020) Chú thích ảnh : Đền thờ Thái tể Nguyễn Duy Thì tại quê hương ông Thanh Lãng – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc.

19/08/2020

Làng nhà sàn Thái Hải (Thái Nguyên): Nơi gìn giữ những nét tinh túy, độc đáo của văn hóa Tày

Cách Hà Nội gần 80km, có một bản làng của người dân tộc Tày có những nét vô cùng thú vị: mọi người sống theo kiểu tự sản tự tiêu, và không hề có hình thức mua bán sản phầm bằng tiền mà chỉ đổi ngang. Mời các bạn cùng Chuyến đi kỳ thú (19/8/2020) khám phá xem ngôi làng này còn có những gì hay ho?

Cách Hà Nội gần 80km, có một bản làng của người dân tộc Tày có những nét vô cùng thú vị: mọi người sống theo kiểu tự sản tự tiêu, và không hề có hình thức mua bán sản phầm bằng tiền mà chỉ đổi ngang. Mời các bạn cùng Chuyến đi kỳ thú (19/8/2020) khám phá xem ngôi làng này còn có những gì hay ho?

17/08/2020

Dâu là con

Khác với thời xưa, con dâu mới về nhà chồng phải lo thức khuya dậy sớm, lo lắng ngại ngần đủ thứ, ngày nay, nhiều cô gái không còn phải chịu cảnh “làm dâu” cực nhọc nữa. Nhất là ở thành phố, những bà mẹ chồng ngày càng hiểu biết và tâm lý, không còn gây khó khăn, tạo khoảng cách giữa mẹ chồng - nàng dâu. Và những nàng dâu hiện đại cũng khéo léo hơn, chủ động thay đổi cách nhìn và “hành động” để làm tốt mối quan hệ giữa mình với nhà chồng... (Gia đình Việt 17/8)

Khác với thời xưa, con dâu mới về nhà chồng phải lo thức khuya dậy sớm, lo lắng ngại ngần đủ thứ, ngày nay, nhiều cô gái không còn phải chịu cảnh “làm dâu” cực nhọc nữa. Nhất là ở thành phố, những bà mẹ chồng ngày càng hiểu biết và tâm lý, không còn gây khó khăn, tạo khoảng cách giữa mẹ chồng - nàng dâu. Và những nàng dâu hiện đại cũng khéo léo hơn, chủ động thay đổi cách nhìn và “hành động” để làm tốt mối quan hệ giữa mình với nhà chồng... (Gia đình Việt 17/8)

17/08/2020

Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945: Những bài học còn nguyên giá trị

75 năm trước, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới, đập tan chế độ thực dân phong kiến, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20 triệu đồng bào ta đã vùng lên tạo thành một cuộc tập hợp lực lượng khổng lồ mà truớc đó chưa từng có ở Đông Dương. Cũng từ đó, dân tộc Việt Nam trở thành tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc vùng lên đấu tranh với chủ nghĩa thực dân. Cuộc Tổng khởi nghĩa mùa thu cách đây 75 năm đã để lại những bài học đến nay vẫn còn nguyên giá trị (Đất nước ngàn năm 17/08/2020)

75 năm trước, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới, đập tan chế độ thực dân phong kiến, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20 triệu đồng bào ta đã vùng lên tạo thành một cuộc tập hợp lực lượng khổng lồ mà truớc đó chưa từng có ở Đông Dương. Cũng từ đó, dân tộc Việt Nam trở thành tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc vùng lên đấu tranh với chủ nghĩa thực dân. Cuộc Tổng khởi nghĩa mùa thu cách đây 75 năm đã để lại những bài học đến nay vẫn còn nguyên giá trị (Đất nước ngàn năm 17/08/2020)

16/08/2020

Gánh Đất nước trên vai

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Đà Nẵng trở thành tâm dịch. Ngay lập tức từng đoàn bác sĩ, chuyên gia y tế từ khắp mọi nơi trên cả nước hướng về miền Trung ruột thịt. Không ngại hiểm nguy, không sờn gian khó. Họ - những chiến binh áo trắng gánh đất nước trên vai.

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Đà Nẵng trở thành tâm dịch. Ngay lập tức từng đoàn bác sĩ, chuyên gia y tế từ khắp mọi nơi trên cả nước hướng về miền Trung ruột thịt. Không ngại hiểm nguy, không sờn gian khó. Họ - những chiến binh áo trắng gánh đất nước trên vai.

13/08/2020

Đồng hành cùng con - Cha mẹ cần thay đổi

Không chia sẻ với bố mẹ, không tâm sự với con, không thể chịu đựng nổi khi nhìn con cái làm việc gì đó… là những tình huống không của riêng gia đình nào mà có lẽ rất hay xảy ra trong cuộc sống thường nhật. Làm bạn cùng con - Đồng hành cùng con – điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại không đơn giản chút nào khi bố mẹ và con cái không cùng chung tiếng nói, không sẵn sàng sẻ chia. Và điều cần thiết là cha mẹ phải thay đổi. Nhưng, cần phải thay đổi như thế nào? Làm gì để có chung sự đồng điệu, để tình cảm tốt lành được nhân lên để thực sự là đồng hành? Những kinh nghiệm của các bậc cha mẹ cùng lời khuyên của các chuyên gia trong chương trình Gia đình Việt (13/08/2020) hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ có con tuổi mới lớn có thêm những gợi ý để xóa nhòa khoảng cách các thế hệ trong gia đình. (Gia đình Việt 13/08/2020)

Không chia sẻ với bố mẹ, không tâm sự với con, không thể chịu đựng nổi khi nhìn con cái làm việc gì đó… là những tình huống không của riêng gia đình nào mà có lẽ rất hay xảy ra trong cuộc sống thường nhật. Làm bạn cùng con - Đồng hành cùng con – điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại không đơn giản chút nào khi bố mẹ và con cái không cùng chung tiếng nói, không sẵn sàng sẻ chia. Và điều cần thiết là cha mẹ phải thay đổi. Nhưng, cần phải thay đổi như thế nào? Làm gì để có chung sự đồng điệu, để tình cảm tốt lành được nhân lên để thực sự là đồng hành? Những kinh nghiệm của các bậc cha mẹ cùng lời khuyên của các chuyên gia trong chương trình Gia đình Việt (13/08/2020) hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ có con tuổi mới lớn có thêm những gợi ý để xóa nhòa khoảng cách các thế hệ trong gia đình. (Gia đình Việt 13/08/2020)

12/08/2020

Bi hài chuyện kiểm duyệt phim Việt

Lâu nay tồn tại không ít bi hài về chuyện kiểm duyệt phim ở Việt Nam. Những bộ phim Việt luôn bị soi từng li từng tí, trong khi các tác phẩm ngoại nhập lại có phần dễ dàng trong việc ra rạp. Cơ chế duyệt phim lạc hậu khiến rất nhiều bộ phim chất lượng của các nhà làm phim Việt mất đi cơ hội đến với công chúng trong nước. Không phải ngẫu nhiên mà trong 2 cuộc hội thảo lớn của giới điện ảnh vừa qua, sau khi bàn một số vấn đề các đại biểu lại quay lại bàn câu chuyện kiểm duyệt phim... (Nhịp sống văn hoá 12/8)

Lâu nay tồn tại không ít bi hài về chuyện kiểm duyệt phim ở Việt Nam. Những bộ phim Việt luôn bị soi từng li từng tí, trong khi các tác phẩm ngoại nhập lại có phần dễ dàng trong việc ra rạp. Cơ chế duyệt phim lạc hậu khiến rất nhiều bộ phim chất lượng của các nhà làm phim Việt mất đi cơ hội đến với công chúng trong nước. Không phải ngẫu nhiên mà trong 2 cuộc hội thảo lớn của giới điện ảnh vừa qua, sau khi bàn một số vấn đề các đại biểu lại quay lại bàn câu chuyện kiểm duyệt phim... (Nhịp sống văn hoá 12/8)

10/08/2020

Nhà bác học toàn tài Trương Vĩnh Ký

Thông thạo 27 thứ tiếng và để lại 121 tác phẩm ở các lĩnh vực văn học, ngôn ngữ, lịch sử, địa lý và sách về dịch thuật cùng hơn 50 bộ giáo trình với những phương pháp sư phạm tiến bộ, nhà bác học Trương Vĩnh Ký còn là người có công truyền bá chữ quốc ngữ. Ông còn là chủ tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam, tờ Gia Định báo. Dù cuộc đời thăng trầm cùng những biến cố của thời thế, song với một khối lượng tác phẩm đồ sộ để lại cho hậu thế. Trương Vĩnh Ký được coi là “Toàn cầu bác học danh gia”. Năm 1874, ông được thế giới bầu chọn và đứng thứ 17 trong số 18 người trong “Thế giới Thập bát văn hào”. (Đất nước ngàn năm 10/08/2020)

Thông thạo 27 thứ tiếng và để lại 121 tác phẩm ở các lĩnh vực văn học, ngôn ngữ, lịch sử, địa lý và sách về dịch thuật cùng hơn 50 bộ giáo trình với những phương pháp sư phạm tiến bộ, nhà bác học Trương Vĩnh Ký còn là người có công truyền bá chữ quốc ngữ. Ông còn là chủ tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam, tờ Gia Định báo. Dù cuộc đời thăng trầm cùng những biến cố của thời thế, song với một khối lượng tác phẩm đồ sộ để lại cho hậu thế. Trương Vĩnh Ký được coi là “Toàn cầu bác học danh gia”. Năm 1874, ông được thế giới bầu chọn và đứng thứ 17 trong số 18 người trong “Thế giới Thập bát văn hào”. (Đất nước ngàn năm 10/08/2020)