Thiếu hơn 120.000 giáo viên, Bộ GD-ĐT đề nghị tuyển gấp
[VOV2] - Mặc dù được Trung ương chấp thuận bổ sung hơn 65.000 biên chế giáo viên nhưng đến hết học kỳ I năm học 2024-2025 nhưng các địa phương mới chỉ tuyển được hơn 5.000 người. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương tuyển đủ giáo viên được giao.

[VOV2] - Mặc dù được Trung ương chấp thuận bổ sung hơn 65.000 biên chế giáo viên nhưng đến hết học kỳ I năm học 2024-2025 nhưng các địa phương mới chỉ tuyển được hơn 5.000 người. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương tuyển đủ giáo viên được giao.

Hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho giáo viên mùa dịch covid-19
Trong giai đoạn nhân dân cả nước “chống dịch như chống giặc”, ngành giáo dục và Đào tạo đã có những giải pháp gì đề hoạt động giáo dục được diễn ra thông suốt? Phương án nào để giảm thiểu tổn thất cho các trường ngoài công lập trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng dịch Covid-19? Phóng viên VOV2 đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Minh Đức (Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam).
Trong giai đoạn nhân dân cả nước “chống dịch như chống giặc”, ngành giáo dục và Đào tạo đã có những giải pháp gì đề hoạt động giáo dục được diễn ra thông suốt? Phương án nào để giảm thiểu tổn thất cho các trường ngoài công lập trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng dịch Covid-19? Phóng viên VOV2 đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Minh Đức (Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam).
Sinh viên ngành du lịch Đại học Thủ đô học kỹ năng qua Internet
Ngành du lịch điêu đứng vì dịch Covid-19 đã khiến cho sinh viên năm thứ 3, thứ 4 ngành du lịch gặp khó khăn trong việc tìm địa chỉ thực tập, thực nghiệp kỹ năng. Nhiều công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng từ chối không nhận sinh viên thực tập trong khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát. Đối phó với điều này, khoa Văn hóa-Du lịch (Trường Đại học Thủ đô) triển khai dạy học Online, dạy kỹ năng cho sinh viên ngành du lịch qua Internet. Các trưởng bộ phận của các nhà hàng, khách sạn cũng tích cực hợp tác với trường Đại học Thủ đô trong việc trao đổi kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên năm cuối bằng hình thức Online.
Ngành du lịch điêu đứng vì dịch Covid-19 đã khiến cho sinh viên năm thứ 3, thứ 4 ngành du lịch gặp khó khăn trong việc tìm địa chỉ thực tập, thực nghiệp kỹ năng. Nhiều công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng từ chối không nhận sinh viên thực tập trong khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát. Đối phó với điều này, khoa Văn hóa-Du lịch (Trường Đại học Thủ đô) triển khai dạy học Online, dạy kỹ năng cho sinh viên ngành du lịch qua Internet. Các trưởng bộ phận của các nhà hàng, khách sạn cũng tích cực hợp tác với trường Đại học Thủ đô trong việc trao đổi kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên năm cuối bằng hình thức Online.
PGS.TS Mai Văn Trinh: Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 sẽ không cắt giảm số môn thi nhưng có giảm tải kiến thức
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số chuyên gia giáo dục có đề xuất cắt, giảm số môn thi trong Kỳ thi THPT quốc gia 2020. Trao đổi với PV VOV2, PGS.TS Mai Văn Trinh-Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) khẳng định, kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được tổ chức với phương thức ổn định như năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh của dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Trong đó sẽ nghiên cứu giảm tải chương trình để vừa đảm bảo mục tiêu giáo dục vừa phù hợp với điều kiện dạy học của các nhà trường trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng và sớm công bố đề thi tham khảo cho Kỳ thi THPT quốc gia 2020 phù hợp giảm tải chương trình do Covid-19, làm định hướng cho các nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập. Giáo viên và học sinh không quá lo lắng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số chuyên gia giáo dục có đề xuất cắt, giảm số môn thi trong Kỳ thi THPT quốc gia 2020. Trao đổi với PV VOV2, PGS.TS Mai Văn Trinh-Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) khẳng định, kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được tổ chức với phương thức ổn định như năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh của dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Trong đó sẽ nghiên cứu giảm tải chương trình để vừa đảm bảo mục tiêu giáo dục vừa phù hợp với điều kiện dạy học của các nhà trường trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng và sớm công bố đề thi tham khảo cho Kỳ thi THPT quốc gia 2020 phù hợp giảm tải chương trình do Covid-19, làm định hướng cho các nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập. Giáo viên và học sinh không quá lo lắng.
Độc đáo buồng sát khuẩn toàn thân di động của các giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội
“Buồng sát khuẩn toàn thân di động”-một sản phẩm do các giảng viên trường Đại học Bách Khoa phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường sáng chế đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong thời điểm cuộc chiến chống virus SARS Covi 2 đang diễn ra căng thẳng. Hệ thống buồng khử khuẩn toàn thân ra đời sẽ phần nào giải quyết được nhu cầu sàng lọc, dự phòng lây nhiễm dịch bệnh tại các khu vực có tiếp xúc đông người, nhất là hệ thống các trường học, bệnh viện, nhà ga đáp ứng được yêu cầu ngăn ngừa lây lan dịch bệnh trong tình hình hiện tại.
“Buồng sát khuẩn toàn thân di động”-một sản phẩm do các giảng viên trường Đại học Bách Khoa phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường sáng chế đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong thời điểm cuộc chiến chống virus SARS Covi 2 đang diễn ra căng thẳng. Hệ thống buồng khử khuẩn toàn thân ra đời sẽ phần nào giải quyết được nhu cầu sàng lọc, dự phòng lây nhiễm dịch bệnh tại các khu vực có tiếp xúc đông người, nhất là hệ thống các trường học, bệnh viện, nhà ga đáp ứng được yêu cầu ngăn ngừa lây lan dịch bệnh trong tình hình hiện tại.
Kịch bản nào cho kỳ thi THPT quốc gia 2020 nếu dịch Covid-19 diễn biến phức tạp?
Nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cho rằng, nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến dịch phức tạp, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 nên được tổ chức theo hướng giảm bớt môn thi cũng như độ khó của đề thi. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên dừng kỳ thi THPT quốc gia năm nay, đồng thời giao việc xét tốt nghiệp THPT cho các trường phổ thông. (Giáo dục và Đào tạo 17/03/2020)
Nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cho rằng, nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến dịch phức tạp, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 nên được tổ chức theo hướng giảm bớt môn thi cũng như độ khó của đề thi. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên dừng kỳ thi THPT quốc gia năm nay, đồng thời giao việc xét tốt nghiệp THPT cho các trường phổ thông. (Giáo dục và Đào tạo 17/03/2020)
Dạy học trên truyền hình hiệu quả đến đâu?
Trong bối cảnh học sinh, sinh viên phải nghỉ học phòng chống dịch Covid-19 thì hình thức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình đang được cho là giải pháp trước mắt để giúp học sinh ôn tập kiến thức. Tuy nhiên, rất nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến hiệu quả dạy học qua truyền hình, trong đó, việc dạy học thường được tổ chức vào ban ngày, phụ huynh đi làm thì quản lý con em mình như thế nào? Giáo án của giáo viên được thiết kế ra sao để thu hút học sinh theo dõi bài giảng liên tục trên màn hình tivi?
Trong bối cảnh học sinh, sinh viên phải nghỉ học phòng chống dịch Covid-19 thì hình thức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình đang được cho là giải pháp trước mắt để giúp học sinh ôn tập kiến thức. Tuy nhiên, rất nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến hiệu quả dạy học qua truyền hình, trong đó, việc dạy học thường được tổ chức vào ban ngày, phụ huynh đi làm thì quản lý con em mình như thế nào? Giáo án của giáo viên được thiết kế ra sao để thu hút học sinh theo dõi bài giảng liên tục trên màn hình tivi?
Công nhận kết quả đánh giá dạy học trực tuyến, truyền hình liệu có khả quan?
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT về việc tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19. Trong đó có nội dung đáng chú ý là khi học sinh đi học trở lại, các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình. Hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định. Trao đổi với phóng viên VOV2, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh đánh giá cao việc các địa phương, các trường đẩy mạnh các hình thức dạy học từ xa. Tuy nhiên thầy Tùng cho rằng, đánh giá và công nhận kết quả dạy học trực tuyến, truyền hình là không khả thi khi việc tổ chức dạy học không đồng đều và còn yếu nhiều mặt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT về việc tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19. Trong đó có nội dung đáng chú ý là khi học sinh đi học trở lại, các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình. Hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định. Trao đổi với phóng viên VOV2, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh đánh giá cao việc các địa phương, các trường đẩy mạnh các hình thức dạy học từ xa. Tuy nhiên thầy Tùng cho rằng, đánh giá và công nhận kết quả dạy học trực tuyến, truyền hình là không khả thi khi việc tổ chức dạy học không đồng đều và còn yếu nhiều mặt.
Nghề luật sư: Đòi hỏi tự tin và bản lĩnh
Bất kỳ xã hội nào, nghề luật sư tồn tại như một nhu cầu không thể thiếu. Một xã hội có một nền pháp lý được xem là tiến bộ thì nghề luật sư ở xã hội ấy càng được xem trọng và phát triển theo. Liệu bạn có phù hợp với công việc này? (Ảnh: Internet)
Bất kỳ xã hội nào, nghề luật sư tồn tại như một nhu cầu không thể thiếu. Một xã hội có một nền pháp lý được xem là tiến bộ thì nghề luật sư ở xã hội ấy càng được xem trọng và phát triển theo. Liệu bạn có phù hợp với công việc này? (Ảnh: Internet)
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh kế hoạch năm học nếu học sinh tiếp tục phải nghỉ học chống dịch Covid-19
Những ngày gần đây, Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2. Diễn biến phức tạp này khiến cho phần lớn các tỉnh/thành phố tiếp tục cho học sinh nghỉ học. Việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh là điều cần thiết xong điều này cũng khiến cho kịch bản năm học 2019-2020 được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh vào cuối 2 sẽ rất khó thực hiện được. Trao đổi với phóng viên VOV2, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) khẳng định, Bộ sẽ có phương án điều chỉnh các mốc thời gian năm học nếu như dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Bộ GD&ĐT khuyến khích các tỉnh/thành phố triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình để hỗ trợ học sinh ôn tập kiến thức, nhất là học sinh lớp 9 và lớp 12. Trước ý kiến của dư luận cho rằng, trong bối cảnh học sinh phải nghỉ học dài ngày, các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 nên rút gọn bớt, ông Thành cho rằng, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để đưa ra phương án tuyển sinh phù hợp nhất, đảm bảo công bằng, minh bạch và sự an tâm cho học sinh.
Những ngày gần đây, Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2. Diễn biến phức tạp này khiến cho phần lớn các tỉnh/thành phố tiếp tục cho học sinh nghỉ học. Việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh là điều cần thiết xong điều này cũng khiến cho kịch bản năm học 2019-2020 được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh vào cuối 2 sẽ rất khó thực hiện được. Trao đổi với phóng viên VOV2, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) khẳng định, Bộ sẽ có phương án điều chỉnh các mốc thời gian năm học nếu như dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Bộ GD&ĐT khuyến khích các tỉnh/thành phố triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình để hỗ trợ học sinh ôn tập kiến thức, nhất là học sinh lớp 9 và lớp 12. Trước ý kiến của dư luận cho rằng, trong bối cảnh học sinh phải nghỉ học dài ngày, các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 nên rút gọn bớt, ông Thành cho rằng, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để đưa ra phương án tuyển sinh phù hợp nhất, đảm bảo công bằng, minh bạch và sự an tâm cho học sinh.
Dịch Covid-19 khiến các trường tư thục "lao đao" như thế nào?
Học sinh trên cả nước tiếp tục kéo dài kỳ nghỉ trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19. Đây là quyết định đúng đắn, nhận được sự đồng thuận của cả xã hộ, bởi quan trọng nhất vẫn là sức khỏe, sự an toàn của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, ở góc độ khác, tình thế bất khả kháng này cũng khiến nhiều trường ngoài công lập “khóc ròng” vì không có nguồn thu, trong khi đó vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng, trả lương, bảo hiểm xã hội cho giáo viên, nhân viên…. Trong bản kiến nghị gửi Thủ tướng và các bộ ngành mới đây, 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập cho rằng “chúng tôi đã kiệt sức! về tài chính, năng lượng và cả ý chí”! (Giáo dục và Đào tạo 10/3/2020)
Học sinh trên cả nước tiếp tục kéo dài kỳ nghỉ trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19. Đây là quyết định đúng đắn, nhận được sự đồng thuận của cả xã hộ, bởi quan trọng nhất vẫn là sức khỏe, sự an toàn của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, ở góc độ khác, tình thế bất khả kháng này cũng khiến nhiều trường ngoài công lập “khóc ròng” vì không có nguồn thu, trong khi đó vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng, trả lương, bảo hiểm xã hội cho giáo viên, nhân viên…. Trong bản kiến nghị gửi Thủ tướng và các bộ ngành mới đây, 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập cho rằng “chúng tôi đã kiệt sức! về tài chính, năng lượng và cả ý chí”! (Giáo dục và Đào tạo 10/3/2020)