Thiếu hơn 120.000 giáo viên, Bộ GD-ĐT đề nghị tuyển gấp
[VOV2] - Mặc dù được Trung ương chấp thuận bổ sung hơn 65.000 biên chế giáo viên nhưng đến hết học kỳ I năm học 2024-2025 nhưng các địa phương mới chỉ tuyển được hơn 5.000 người. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương tuyển đủ giáo viên được giao.

[VOV2] - Mặc dù được Trung ương chấp thuận bổ sung hơn 65.000 biên chế giáo viên nhưng đến hết học kỳ I năm học 2024-2025 nhưng các địa phương mới chỉ tuyển được hơn 5.000 người. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương tuyển đủ giáo viên được giao.

Đại học Bách khoa Hà Nội đồng hành, chia sẻ khó khăn với sinh viên trong mùa dịch Covid-19
Trước những khó khăn của sinh viên do ảnh hưởng của dịch covid-19, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã vận động, quên góp được 3 tỷ đồng và hỗ trợ cho 3000 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mỗi em 1 triệu đồng để mua máy tính, thiết bị để học trực tuyến. Ngay trong ngày 16/04, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tiếp nhận hơn 500 thùng mì tôm từ nhãn hàng Micoem và trao tận tay cho 500 sinh viên đang ở lại khu ký túc xá không trở về quê. Sự đồng hành, chia sẻ của doanh nghiệp, của nhà trường phần nào giúp sinh viên vượt qua khó khăn trong mùa dịch covid-19 như khẳng định của PGS.TS Đinh Văn Hải, trưởng phòng công tác học sinh-sinh viên, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trước những khó khăn của sinh viên do ảnh hưởng của dịch covid-19, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã vận động, quên góp được 3 tỷ đồng và hỗ trợ cho 3000 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mỗi em 1 triệu đồng để mua máy tính, thiết bị để học trực tuyến. Ngay trong ngày 16/04, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tiếp nhận hơn 500 thùng mì tôm từ nhãn hàng Micoem và trao tận tay cho 500 sinh viên đang ở lại khu ký túc xá không trở về quê. Sự đồng hành, chia sẻ của doanh nghiệp, của nhà trường phần nào giúp sinh viên vượt qua khó khăn trong mùa dịch covid-19 như khẳng định của PGS.TS Đinh Văn Hải, trưởng phòng công tác học sinh-sinh viên, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Du học sinh Việt Nam ở Úc giúp đỡ nhau vượt qua đại dịch Covid-19
Hiện rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đóng cửa biên giới và “đóng băng” hàng không để phòng chống dịch covid-19. Điều này khiến cho rất nhiều du học sinh Việt Nam đang ở những điểm nóng của dịch bệnh không thể trở về nước được. Trong bối cảnh đó, những du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài cùng nhau chia sẻ khó khăn-học cách sống lạc quan vượt qua đại dịch covid-19. Thông qua làn sóng của VOV2, những du học sinh Việt Nam ở Úc đã có những chia sẻ chân thực về cuộc sống của các em trong khoảng thời gian này.
Hiện rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đóng cửa biên giới và “đóng băng” hàng không để phòng chống dịch covid-19. Điều này khiến cho rất nhiều du học sinh Việt Nam đang ở những điểm nóng của dịch bệnh không thể trở về nước được. Trong bối cảnh đó, những du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài cùng nhau chia sẻ khó khăn-học cách sống lạc quan vượt qua đại dịch covid-19. Thông qua làn sóng của VOV2, những du học sinh Việt Nam ở Úc đã có những chia sẻ chân thực về cuộc sống của các em trong khoảng thời gian này.
Vùng cao Yên Bái gặp khó trong triển khai dạy học trực tuyến
Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, học sinh phải nghỉ học dài ngày, ngành giáo dục đang đẩy mạnh triển khai dạy học từ xa, trong đó có dạy học trực tuyến. Đây được cho là một giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, việc triển khai dạy học trực tuyến gặp rất nhiều khó khăn. Phóng sự do Đinh Tuấn- Phóng viên thường trú Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện tại tỉnh Yên Bái
Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, học sinh phải nghỉ học dài ngày, ngành giáo dục đang đẩy mạnh triển khai dạy học từ xa, trong đó có dạy học trực tuyến. Đây được cho là một giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, việc triển khai dạy học trực tuyến gặp rất nhiều khó khăn. Phóng sự do Đinh Tuấn- Phóng viên thường trú Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện tại tỉnh Yên Bái
Dịch covid-19 đã làm thay đổi cách thức làm việc như thế nào?
Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng mùa dịch Covid-19, nhất là khi có chủ trương “giãn cách xã hội”, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã cho nhân viên của mình làm việc từ xa. Làm việc online không phải là khái niệm quá xa lạ, đặc biệt là với những freelancer. Thế nhưng, việc áp dụng phương thức làm việc này một cách rộng rãi, trong một thời gian dài ở nhiều tổ chức là điều hiếm có từ trước tới nay. Làm thế nào để để tạo ra ranh giới giữa cuộc sống công việc và cuộc sống cá nhân khi làm việc từ xa, đồng thời tránh những rủi ro khi làm việc trong môi trường mạng? (Hành trình nghề nghiệp 10/4/2020)
Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng mùa dịch Covid-19, nhất là khi có chủ trương “giãn cách xã hội”, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã cho nhân viên của mình làm việc từ xa. Làm việc online không phải là khái niệm quá xa lạ, đặc biệt là với những freelancer. Thế nhưng, việc áp dụng phương thức làm việc này một cách rộng rãi, trong một thời gian dài ở nhiều tổ chức là điều hiếm có từ trước tới nay. Làm thế nào để để tạo ra ranh giới giữa cuộc sống công việc và cuộc sống cá nhân khi làm việc từ xa, đồng thời tránh những rủi ro khi làm việc trong môi trường mạng? (Hành trình nghề nghiệp 10/4/2020)
Học online - Hành trình nhiều vướng mắc
Đã gần 3 tháng giáo dục các cấp từ mầm non tới đại học buộc phải nghỉ do dịch bệnh covid-19.Dù ngành giáo dục đac ó rất nhiều nỗ lực để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn. Những mô hình dạy học từ xa qua truyền hình, dạy trực tuyến hay online được triển khai, tuy nhiên, ở những cấp tiểu học và trung học cơ sở, việc dạy học từ xa hoặc dạy online luôn có những hạn chế, khó khăn từ cả phía người dạy và người học cần có sự điều chỉnh thay đổi cho đồng bộ mới phát huy được hiệu quả (Giáo dục và đào tạo 14/4)
Đã gần 3 tháng giáo dục các cấp từ mầm non tới đại học buộc phải nghỉ do dịch bệnh covid-19.Dù ngành giáo dục đac ó rất nhiều nỗ lực để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn. Những mô hình dạy học từ xa qua truyền hình, dạy trực tuyến hay online được triển khai, tuy nhiên, ở những cấp tiểu học và trung học cơ sở, việc dạy học từ xa hoặc dạy online luôn có những hạn chế, khó khăn từ cả phía người dạy và người học cần có sự điều chỉnh thay đổi cho đồng bộ mới phát huy được hiệu quả (Giáo dục và đào tạo 14/4)
Ở nhà mùa dịch Covid-19: Cơ hội để bạn trẻ gắn kết hơn với gia đình
Dịch covid-19 đang khiến cho hàng chục triệu học sinh-sinh viên cả nước phải nghỉ học dài ngày. Mặc dù điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc học tập của các bạn trẻ xong với nhiều phụ huynh, họ coi “thời gian vàng” này là cơ hội để gia đình thêm gắn kết, thắt chặt tình yêu thương. Không để thời gian nghỉ học vì dịch covid-19 trôi qua lãng phí, nhiều bạn trẻ cũng đã tận dụng khoảng thời gian này để có những việc làm, hành động ý nghĩa bên những người thân yêu. (Ảnh: Internet)
Dịch covid-19 đang khiến cho hàng chục triệu học sinh-sinh viên cả nước phải nghỉ học dài ngày. Mặc dù điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc học tập của các bạn trẻ xong với nhiều phụ huynh, họ coi “thời gian vàng” này là cơ hội để gia đình thêm gắn kết, thắt chặt tình yêu thương. Không để thời gian nghỉ học vì dịch covid-19 trôi qua lãng phí, nhiều bạn trẻ cũng đã tận dụng khoảng thời gian này để có những việc làm, hành động ý nghĩa bên những người thân yêu. (Ảnh: Internet)
TS. Đỗ Tuấn Minh: Đảm bảo tính phản biện khi sinh viên bảo vệ khóa luận trực tuyến
Dạy học online, kiểm tra-đánh giá online và bây giờ, để đối phó với dịch covid-19, trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) quyết định sẽ tổ chức cho sinh viên bảo vệ khóa luận trực tuyến. Giải pháp này sẽ giúp cho lộ trình hoàn thành khóa học của sinh viên năm cuối diễn ra đúng như kế hoạch. Tuy nhiên, việc cho sinh viên bảo vệ khóa luận online liệu có đảm bảo chất lượng? Tính phản biện liệu có cao khi thành viên hội đồng mỗi người ngồi một chỗ? Phóng viên VOV2 có cuộc trao đổi với TS. Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định, "dù sinh viên bảo vệ khóa luận trực tuyến xong mọi quy trình vẫn được đảm bảo, tính phản biện được đề cao không khác gì bảo vệ trực tiếp. Thậm chí bạn bè, người thân của sinh viên cũng được cấp quyền tham gia theo dõi diễn biến buổi bảo vệ khóa luận".
Dạy học online, kiểm tra-đánh giá online và bây giờ, để đối phó với dịch covid-19, trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) quyết định sẽ tổ chức cho sinh viên bảo vệ khóa luận trực tuyến. Giải pháp này sẽ giúp cho lộ trình hoàn thành khóa học của sinh viên năm cuối diễn ra đúng như kế hoạch. Tuy nhiên, việc cho sinh viên bảo vệ khóa luận online liệu có đảm bảo chất lượng? Tính phản biện liệu có cao khi thành viên hội đồng mỗi người ngồi một chỗ? Phóng viên VOV2 có cuộc trao đổi với TS. Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định, "dù sinh viên bảo vệ khóa luận trực tuyến xong mọi quy trình vẫn được đảm bảo, tính phản biện được đề cao không khác gì bảo vệ trực tiếp. Thậm chí bạn bè, người thân của sinh viên cũng được cấp quyền tham gia theo dõi diễn biến buổi bảo vệ khóa luận".
Đại học xây dựng chia sẻ khó khăn với sinh viên quốc tế
Nhằm chia sẻ khó khăn với các sinh viên, phụ huynh, nhiều trường Đại học ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang triển khai các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên trong mùa dịch Covid-19, trong đó có việc giảm học phí. Đối với trường Đại học Xây dựng, hiện trường đang đào tạo hơn 100 sinh viên Quốc tế. Sau khi Việt Nam và nhiều quốc gia đóng trên thế giới đóng cửa biên giới vì dịch Covid-19 thì trường vẫn còn 29 sinh viên Lào và Campuchia không về nước được. Để giúp sinh viên Quốc tế phần nào vượt qua khó khăn, trường Đại học Xây dựng hỗ trợ mỗi sinh viên quốc tế 1,5 triệu đồng, cấp phát miễn phí khẩu trang, gang tay, dung dịch sát khuẩn cho sinh viên để phòng chống dịch bệnh. Bà Tạ Quỳnh Hoa-trưởng khoa đào tạo Quốc tế (trường Đại học xây dựng) cho rằng, mặc dù khoản kinh phí hỗ trợ là khiêm tốn nhưng thể hiện trách nhiệm của nhà trường đối với sinh viên quốc tế cũng như sự chung tay phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Nhằm chia sẻ khó khăn với các sinh viên, phụ huynh, nhiều trường Đại học ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang triển khai các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên trong mùa dịch Covid-19, trong đó có việc giảm học phí. Đối với trường Đại học Xây dựng, hiện trường đang đào tạo hơn 100 sinh viên Quốc tế. Sau khi Việt Nam và nhiều quốc gia đóng trên thế giới đóng cửa biên giới vì dịch Covid-19 thì trường vẫn còn 29 sinh viên Lào và Campuchia không về nước được. Để giúp sinh viên Quốc tế phần nào vượt qua khó khăn, trường Đại học Xây dựng hỗ trợ mỗi sinh viên quốc tế 1,5 triệu đồng, cấp phát miễn phí khẩu trang, gang tay, dung dịch sát khuẩn cho sinh viên để phòng chống dịch bệnh. Bà Tạ Quỳnh Hoa-trưởng khoa đào tạo Quốc tế (trường Đại học xây dựng) cho rằng, mặc dù khoản kinh phí hỗ trợ là khiêm tốn nhưng thể hiện trách nhiệm của nhà trường đối với sinh viên quốc tế cũng như sự chung tay phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) ủng hộ 100 triệu đồng phòng chống dịch Covid-19
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, Sở GD&ĐT và công đoàn ngành giáo dục Hà Nội vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên bằng nhiều hình thức khác nhau cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Thông qua Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thầy và trò trường THPT Phan Huy Chú đã ủng hộ 100 triệu đồng. Hoạt động chung tay phòng chống dịch Covid-19 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, lan tỏa nét đẹp truyền thống dạy tốt, học tốt, tương thân tương ái của thầy trò trường Phan Huy Chú cũng như của ngành GD-ĐT Hà Nội.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, Sở GD&ĐT và công đoàn ngành giáo dục Hà Nội vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên bằng nhiều hình thức khác nhau cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Thông qua Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thầy và trò trường THPT Phan Huy Chú đã ủng hộ 100 triệu đồng. Hoạt động chung tay phòng chống dịch Covid-19 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, lan tỏa nét đẹp truyền thống dạy tốt, học tốt, tương thân tương ái của thầy trò trường Phan Huy Chú cũng như của ngành GD-ĐT Hà Nội.
Gói hỗ trợ cho sinh viên khó khăn vì dịch covid 19
Đại học Bách khoa Hà Nội dành 20 tỷ đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ sinh viên, tiết kiệm chi phí vận hành trong thời gian học trực tuyến và các khoản chi khác để miễn giảm học phí cho những sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng kinh tế do dịch Covid 19. Bên cạnh đó nhiều sinh viên sẽ được nhận mức hỗ trợ học phí, tấ cả sinh viên ở ký túc xá sẽ được giảm phí thuê phòng. Đồng hành cùng sinh viên vượt qua khó khăn mùa dịch để tiếp tục học tập là mục đích ý nghĩa của chương trình này ( GDĐT 9/4 )
Đại học Bách khoa Hà Nội dành 20 tỷ đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ sinh viên, tiết kiệm chi phí vận hành trong thời gian học trực tuyến và các khoản chi khác để miễn giảm học phí cho những sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng kinh tế do dịch Covid 19. Bên cạnh đó nhiều sinh viên sẽ được nhận mức hỗ trợ học phí, tấ cả sinh viên ở ký túc xá sẽ được giảm phí thuê phòng. Đồng hành cùng sinh viên vượt qua khó khăn mùa dịch để tiếp tục học tập là mục đích ý nghĩa của chương trình này ( GDĐT 9/4 )